Điều trị bằng siêu âm

Chia sẻ tin này:

ĐIỀU TRỊ BẰNG SIÊU ÂM

I.ĐẠI CƯƠNG
Siêu âm là sóng âm thanh có tần số trên 20.000 Hz. Trong điều trị thường dùng siêu âm tần số 1 và 3 MHz với tác dụng chính sóng cơ học, tăng nhiệt và sinh học.
Các kỹ thuật chính: trực tiếp, qua nước, siêu âm dẫn thuốc
II.CHỈ ĐỊNH
– Giảm đau cục bộ
– Giảm cơ.
– Viêm mãn tính.
– Xơ cứng, sẹo nông ở da.
– Dẫn một số thuốc vào tổ chức cục bộ( siêu âm dãn thuốc).
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Trực tiếp lên các u, tinh hoàn, buồng trứng, thai nhi.
– Không điều trị trên tinh hoàn, tử cung đang có thai, đang hành kinh.
– Trực tiếp vùng khớp ở trẻ em.
– Không điều trị trên các đầu xương của trẻ em, nhất là phần sụn.
– Viêm tắc mạch.
– Không điều trị vùng phổi người bị lao đang tiến triển hoặc viêm hạch do lao.
– Viêm da cấp.
– Không điều trị vùng phổi người bệnh bị giãn phế quản.
– Trực tiếp vùng chảy máu, đe dọa chảy máu.
IV.CHUẨN BỊsieu-am-da-tang-so

  1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
  2. Phương tiện

* Máy điều trị siêu âm cùng các phụ kiện:
– Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy, kiểm tra dây đất nếu có.
– Thuốc siêu âm (siêu âm dẫn thuốc), chậu nước (siêu âm qua nước) nếu cần.
– Kiểm tra tần phát siêu âm theo quy định (giọt nước)

  1. Người bệnh

– Giải thích cho người
– Tư thế người bệnh phải thoái mái: nằm hoặc ngồi.
Bộc lộ và kiểm tra vùng da điều trị.

  1. Hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị chuyên khoa.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Đặt các thông số kỹ thuật và cách điều trị theo chỉ định.
– Chọn gel thuốc theo chỉ định và tiến hành điều trị.
– Hết giờ tắt máy (bằng tay hoặc tự động).
– Kiểm tra vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ.
VI.THEO DÕI
– Cảm giác và phản ứng người bệnh.
– Họat động của máy.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
– Điện giật: Tắt máy và xử trí theo quy định.
– Dự ứng tại chỗ: Xử trí theo phác đồ

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận