Thở rên: tại sao và cơ chế hình thành

Chia sẻ tin này:

Thở rên: tại sao và cơ chế hình thành

Ở những bệnh nhân bị bệnh trong lồng ngực và bao gồm cả đường hô hấp dưới, tắc nghẽn hay xẹp phổi, thở rên là cách để làm tăng lượng khí cặn chức năng.

Tiếng thở ngắn, bật hơi, như tiếng rên nghe thấy ở thì thở ra, thường gặp ở trẻ em hoặc sơ sinh.

Cơ chế thở rên

Hình. Cơ chế thở rên

Nguyên nhân

Bất kì nguyên nhân nào gây suy hô hấp, gồm (không chỉ giới hạn trong những nguyên nhân này):

Thường gặp

Trong nhi khoa:

Hội chứng suy hô hấp (bệnh màng trong) – nguyên nhân phổ biến nhất.

Hít phân su.

Viêm phổi.

Suy tim sung huyết.

Ít gặp

Nhiễm trùng máu.

Suy tim.

Cơ chế

Ở những bệnh nhân bị bệnh trong lồng ngực và bao gồm cả đường hô hấp dưới, tắc nghẽn hay xẹp phổi, thở rên là cách để làm tăng lượng khí cặn chức năng.

Bệnh nhân cố sức thở ra, nén vào trong khi thanh môn vẫn đóng, và bằng cách ấy, làm tăng áp lực cuối kì thở ra. Điều này giúp đường dẫn khí đang bị hẹp hoặc xẹp được mở ra, giúp khoảng thời gian trao đổi oxi và CO2 ở phế nang được lâu hơn. Tiếng rên là do luồng khí bật ra khi thanh môn mở.

Ý nghĩa

Thở rên là một dấu hiệu rất có giá trị có liên quan với suy hô hấp nặng và cần được lưu ý ngay lập tức.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận