Co kéo khí quản: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Chia sẻ tin này:

Co kéo khí quản: nguyên nhân và cơ chế hình thành

6/3/2020 3:20:00 PM

Bệnh nhân suy hô hấp có tăng công thở; sự chuyển động của thành ngực, cơ và cơ hoành được truyền dọc theo khí quản, kéo khí quản lên xuống theo nhịp thở.

Sụn giáp dịch chuyển đi xuống trong thì hít vào.

Nguyên nhân

Thường gặp

Suy hô hấp/COPD (dấu hiệu Campbell).

Ít gặp

Phình cung động mạch chủ (dấu hiệu Oliver).

Cơ chế

Co kéo khí quản – Dấu hiệu Campbell.

Bệnh nhân suy hô hấp có tăng công thở; sự chuyển động của thành ngực, cơ và cơ hoành được truyền dọc theo khí quản, kéo khí quản lên xuống theo nhịp thở.

Co kéo khí quản – Dấu hiệu Oliver:

Co kéo khí quản trong trường hợp này ám chỉ sự dịch chuyển đi xuống của sụn nhẫn theo sự co tâm thất ở chứng phình cung động mạch chủ. Khi cằm của bệnh nhân được nâng lên, người khám nắm chặt sụn nhẫn và đẩy nó lên trên. Hành động này làm cho cung động mạch chủ và chỗ phình động mạch chủ nằm gần phế quản chính trái (mà nó gối lên). Nhịp đập của động mạch chủ và chỗ phình sau đó được truyền lên phế quản đến khí quản.

Ý nghĩa

Bằng chứng hạn chế về giá trị; tuy nhiên, co kéo khí quản thường được xem là một dấu hiệu của tăng công hô hấp.

Dấu Oliver hiếm hơn nhiều so với một dấu co kéo khí quản ở bệnh nhân COPD và/hoặc suy hô hấp.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận