Gõ khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành âm thanh

Chia sẻ tin này:

Gõ khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành âm thanh

Những bác sĩ đòi hỏi phải biết những âm thanh đó là gì, nhưng chúng có thể hữu ích trong việc hiểu người khám đang cố gắng đạt được điều gì khi họ khám bệnh bằng cách gõ.

Hành động gõ, bản thân nó không phải là một dấu chứng; tuy nhiên việc hiểu lý thuyết gõ sẽ giúp giải thích tại sao một số tiếng gõ đặc biệt là những dấu chứng.

Gõ theo truyền thống thì sẽ tạo ra 3 âm thanh:

Trong.

Rất vang.

Đục.

Các bệnh lý khác nhau sẽ là cơ sở cho những âm thanh khác thường, do gõ lên những cơ quan khác nhau. Có hai cơ chế theo lý thuyết được đề xuất để giải thích những âm thanh – thuyết gõ định hình và thuyết cộng hưởng lồng ngực. Những bác sĩ khác không phải là bác sĩ chuyên khoa hô hấp không đòi hỏi phải biết những âm thanh đó là gì, nhưng chúng có thể hữu ích trong việc hiểu người khám đang cố gắng đạt được điều gì khi họ khám bệnh bằng cách gõ.

Định hình mô trực tiếp bên dưới

Ý tưởng trung tâm trong lý thuyết này là: chỉ có các đặc điểm vật lý của các mô trực tiếp bên dưới khi “gõ” lên kiểm soát sự cộng hưởng hoặc nghe đục.

Thành cơ thể giữa cơ quan và người gõ không đóng góp cho âm thanh được tạo ra, và âm thanh bản thân nó tương ứng cho cấu trúc chỉ 4-6 cm bên dưới vị trí được gõ.

Cộng hưởng lồng ngực

Thuyết cộng hưởng lồng ngực phát biểu: những âm thanh tạo ra do gõ là kết quả của sự chuyển động ‘lỏng lẻo’ của thành cơ thể, lần lượt chịu ảnh hưởng bởi cường độ gõ và tình trạng của thành cơ thể và các cơ quan bên dưới nó, và vị trí tổn thương cách xa nơi gõ có thể ảnh hưởng đến âm thanh nghe được.

Mặc dù thuyết gõ định hình được ủng hộ nhiệt tình, các bằng chứng sẵn có xác nhận thuyết cộng hưởng lồng ngực là cơ chế phù hợp nhất.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận