Hướng dẫn chi tiết đo tầm vận động khớp

Chia sẻ tin này:
  1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa
Đo tầm vận động khớp là xác định giới hạn của cử động  mà một khớp đã thực hiện được trong một mặt phẳng nhất định.
1.2. Mục đích
− Đánh giá chức năng vận động của khớp.
− Chẩn đoán các bệnh lý gây cứng khớp.
−Chỉ định các biện pháp điều trị hiệu quả và theo dõi tác dụng của các bài tập.
1.3. Dụng cụ đo: thước đo góc 00 – 3600 hoặc 00 – 1800, một cành cố định, một cành di chuyển, nối với nhau ở tâm thước.
4.1
1.4. Các khái niệm chung
Tư thế Zero: Vị trí giải phẫu: người đứng thẳng, mặt hướng về phía trước, hai tay để dọc theo thân, lòng bàn tay hướng ra trước, các ngón tay duổi. Đây là vị trí chuẩn dùng cho các định nghĩa và mô tả các mặt phẳng và các trụ, và được quy định như là vị trí khởi đầu Zero để đo tầm hoạt động của hầu hết các khớp của cơ thể.
Các mặt phẳng vận động: Mỗi cử động của khớp được thực hiện trong một mặt phẳng xác định. Có 3 loại mặt phẳng:
+ Mặt phẳng dọc: đi từ trước ra sau, chia cơ thể thành 2 phần trái-phải.
+ Mặt phẳng bên (mặt phẳng trán): đi từ phải sang trái, chia cơ thể thành 2 phần trước-sau.
+Mặt phẳng ngang: mặt phẳng nằm ngang, chia cơ thể thành hai phần trên-dưới.
Các cử động cơ bản của khớp:
+ Gập: Cử động ra trước (mặt phẳng đứng ngang) của đầu, cổ, thân, chi trên, và hông và cử động đưa ra sau (mặt phẳng đứng ngang) của gối, cổ chân, và ngón chân.
+ Duỗi: Cử động ra sau (mặt phẳng đứng ngang) của đầu, cổ, thân, chi trên và hông và cử động ra trước (mặt phẳng đứng ngang) của gối, cổ chân và ngón chân
+ Dang: cử động ra khỏi mặt phẳng dọc giữa của cơ thể
+ Khép: cử động hướng vào mặt phẳng dọc giữa của cơ thể
+ Xoay: cử động xoay của phần thân thể quanh trục của nó.
+ Quay ngửa: sự xoay của cẳng tay sao cho lòng bàn tay hướng lên.
+ Quay sấp:  sự xoay của cẳng tay sao cho lòng bàn tay úp xuống.
+ Nghiêng trong: xoay vào phía trong, xoay lòng bàn chân với mặt lòng bàn chân hướng vào trong.
+ Nghiêng ngoài: xoay vào phía ngoài, xoay lòng bàn chân với mặt lòng bàn chân hướng vào ngoài.
+ Gập mặt lưng: gập bàn chân hướng về cẳng chân, sao cho góc giữa giữa lưng bàn chân và cẳng chân giảm.
+ Gập mặt lòng: gập bàn chân theo hướng lòng bàn chân, sao cho góc giữa giữa lưng bàn chân và cẳng chân tăng.
Các loại cử động khớp:
Một cách khái quát, cử động của khớp có thể chia làm 3 loại:
+Cử động tự do trong một mặt phẳng (cử động của các khớp bản lề): các khớp như khớp gối, khuỳu tay chỉ cử động được trong một mặt phẳng; ra xa hoặc lại gần vị trí Zero. Đó là cử động gập duỗi.
+ Cử động trong hai mặt phẳng: các khớp bán cầu như khớp cổ tay, có cử động gập, duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay; khớp cổ chân có cử động gập mặt lưng, gập mặt lòng, nghiêng trong, nghiêng ngoài.
+ Cử động ba chiều phức tạp hoặc cử động xoay, thuộc loại cử động khớp ổ cầu: như khớp vai, khớp háng. Các khớp này có 3 trục vận động trong không gian: gập-duỗi, dạng-khép và xoay.
+ Cử động của các khớp cột sống: tập hợp nhiều khớp tham gia một cử động. Do vậy, tầm vận động của cột sống được đo theo quy ước của một trong nhiều khớp.
1.5. Qui trình đo tầm vận động khớp:
Có hai tầm vận động: thụ động và chủ động.
− Đặt bệnh nhân nằm ngửa ở tư thế Zero.
− Giải thích và làm cử động mẫu, yêu cầu bệnh nhân cử động thử.
− Đánh dấu 3 điểm mốc:
+ Tâm của khớp.
+ Phần gần của trục khớp.
+ Phần xa của trục khớp.
− Đặt thước đo trùng với 3 điểm được đánh dấu.
− Một tay thầy thuốc cố định phần gần của khớp bệnh nhân.
− Yêu cầu bệnh nhân cử động hết tầm vận động của khớp (đo tầm vận động chủ động) hoặc thầy thuốc dùng tay còn lại giúp bệnh nhân cử động hết tầm vận động (đo tầm vận động thụ động).
− Di chuyển nhánh di động của thước theo trục.
− Đo góc ngoài của cử động khớp.
− Ghi số đo của tầm vận động vào bảng kết quả.
Quy ước ghi tầm vận động khớp:
− Ghi tầm vận động của khớp từ điểm khởi đầu tới điểm cuối tầm.
− Khi viết: tên khớp/ tên cử động/ tầm vận động (chủ động hay thụ động)
− Khi khớp bị giới hạn tầm vận động: ghi giới hạn tối đa của tầm vận động.

  1. KỸ THUẬT ĐO MỘT SỐ KHỚP LỚN

2.1. Khớp vai 
+ Cử động gập duỗi vai (H4.2; H4.3)
− Vị thế bệnh nhân: đứng, nằm hai tay sát thân
− Tâm thước:  mỏm cùng vai xương bả vai.
− Nhánh cố định: đường nách giữa.
− Nhánh di động: đến mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
4.2
+ Cử động dạng, khép khớp vai (H4.4; H4.5)
− Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, có thể ngồi hoặc nằm sấp.
− Tâm thước: mỏm cùng vai.
− Nhánh cố định: song song đường giữa trước xương ức.
− Nhánh di động: đường giữa trước cánh tay.
4.5
+ Cử động xoay trong, xoay ngoài khớp vai (H4.6; H4.7)
− Tâm thước: mỏm khuỷu xương trụ
− Nhánh cố định: song song hoặc vuông góc với mặt bàn.
­− Nhánh di động: song song với trục dọc của xương trụ (đến mỏm trâm trụ)
4.7
2.2. Khớp khuỷu (H4.8)
− Vị trí khởi đầu: nằm ngửa hoặc ngồi.
− Tâm thước: lồi cầu ngoài cánh tay.
− Nhánh cố định: mỏm cùng vai.
− Nhánh di động: mỏm trâm quay.
4.8
2.3. Khớp cổ tay:
          + Cử động gập, duỗi khớp cổ tay (H4.10; H4.11)
− Tư thế bệnh nhân: ngồi cạnh bàn. Vai dang 900, khuỷu gập 90, cẳng tay 0o, tay để trên bàn. Bàn tay tự do vận động, tránh nghiêng trụ, quay hoặc gập ngón tay.
− Cố định: xương quay, trụ để tránh sấp ngửa.
− Tâm thước: mặt ngoài cổ tay tại xương tháp.
− Nhánh cố định: đường giữa mặt ngoài của xương trụ (từ mỏm trâm trụ đến mỏm khuỷu).
− Nhánh di động: đường giữa ngoài xương bàn ngón 5.
4.11
+ Cử động nghiêng trụ, nghiêng quay (H4.12; H4.13)
− Tư thế bệnh nhân: ngồi cạnh bàn. Vai dang 900, khuỷu gập 900, cẳng tay 00, tay để trên bàn. Bàn tay tự do vận động, tránh nghiêng trụ, quay hoặc gập ngón tay.
− Cố định: đầu xa cằng tay để tránh sấp ngửa cẳng tay và khuỷu gập quá 900.
− Tâm thước: đường giữa mặt lưng cổ tay tại xương cả.
− Nhánh cố định: đường giữa ngoài cẳng tay hướng đến lồi cầu ngoài xương cánh tay.
− Nhánh di động: đường giữa mặt lưng xương bàn 3 đến ngón 3.
4.13
2.4. Khớp háng:
+ Cử động gập (H4.14)
− Vị thế người bệnh: nằm ngửa
− Tâm thước: tại mấu chuyển lớn xương đùi
− Nhánh cố định: đặt theo đường nách giữa
− Nhánh di động: đến lồi cầu ngoài xương đùi
4.14
+ Cử động duỗi (H4.15)
− Vị thế người bệnh: nằm sấp.
­− Tâm thước: tại mấu chuyển lớn xương đùi.
− Nhánh cố định: theo đường nách giữa.
− Nhánh di động: đến lồi cầu ngoài xương đùi.
4.15
+ Cử động dạng, khép (H4.16; H4.17)
− Vị thế người bệnh: nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng
− Tâm thước: tại gai chậu trước trên
− Nhánh cố định: đến gai chậu trước trên đối bên
− Nhánh di động: song song với đường giữa của mặt trước đùi, đến điểm giữa xương bánh chè.
4.17
+ Xoay trong, xoay ngoài khớp háng (H4.18; H4.19)
− Tư thế bệnh nhân: ngồi, gối gập 900, hông gập 900, không dạng, khép.
− Tâm thước: mặt trước giữa xương bánh chè.
− Nhánh cố định: vuông góc với sàn nhà hoặc song song với mặt bàn.
− Nhánh di động: đường giữa trước cẳng chân đến điểm giữa hai mắt cá chân.
4.19
 
2.5. Khớp gối (H4.20)
− Vị thế người bệnh: nằm sấp
− Tâm thước: lồi cầu ngoài xương đùi.
− Nhánh cố định: mấu chuyển lớn xương đùi.
− Nhánh di động: mắt cá ngoài.
4.20
2.6. Khớp cổ chân
          +Gập mặt lòng, gập mặt lưng bàn chân.(H4.21; H4.22)
− Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa hoặc ngồi gối gấp 900.
− Tâm thước: mắt cá ngoài xương cẳng chân.
− Nhánh cố định: đường giữa mặt ngoài xương mác đến chỏm xương mác.
− Nhánh di động: song song với mặt ngoài xương bàn chân ngón 5.
4.22
2.7. Các khớp cột sống
2.7.1. Cột sống cổ
+ Cử động gập, duỗi
− Vị thế người bệnh: đứng hay ngồi.
− Đo khoảng cách từ cằm đến khuyết cảnh xương ức khi người bệnh cúi hay ngẩng đầu.
− Tránh cử động xoay.
− Tầm hoạt động: 0-350
*Gập cổ
Đo bằng thước dây
cogapday
Thước đo góc
− Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng
− Tâm thước: dái tai hoặc lổ tai ngoài.
− Nhánh cố định: vuông góc với mặt bàn
− Nhánh di động: cánh mũi.
cogapthuoc
*Duỗi cổ:
Đo bằng thước dây
duoicoday
Đo bằng thước đo góc
− Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng
− Tâm thước: dái tai hoặc lổ tai ngoài.
− Nhánh cố định: vuông góc với mặt bàn
− Nhánh di động: cánh mũi.
duoicothuoc
+ Cử động nghiêng bên
− Vị thế bệnh nhân: đứng hay ngồi.
− Đo khoảng cách từ dái tai đến mỏm cùng vai khi người bệnh nghiêng đầu sang bên.
− Tránh cử động nâng vai xoay đầu.
− Tầm hoạt động: 0-450
Đo bằng thước dây
nghiengday
Đo bằng thước đo góc
− Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng
− Tâm thước: mỏm gai cột sống C7.
− Nhánh cố định: vuông góc với mặt bàn
− Nhánh di động: đưởng giữa sau của xương sọ.
nghiengthuoc
+ Cử động xoay
− Vị thế : nằm ngửa, ngồi hoặc đứng.
− Tránh cử động gập và duỗi.
− Tầm hoạt động: 0-450
Đo bằng thước dây
− Đo khoảng cách từ cằm đến mỏm cùng vai
xoayday
Đo bằng thước đo góc
− Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng
− Tâm thước: đỉnh đầu bệnh nhân.
− Nhánh cố định: đường song song với đường liên mỏm cùng vai
− Nhánh di động: mũi.
xoaythuoc
2.7.2. Cột sống lưng- thắt lưng
          + Đo độ giãn cột sống
− Nghiệm pháp Stibor (H4.23): đo độ giãn toàn bộ cột sống.
+ Bệnh nhân đứng thẳng, quay lưng về phía thầy thuốc.
+ Xác định điểm mốc thứ nhất: giao điểm của đường thẳng qua điểm cao nhất của hai mào chậu với cột sống.
+ Điểm thứ hai: mỏm gai đốt sống cổ 7.
+ Đo từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai.
+ Yêu cầu bệnh nhân cúi gập người tối đa về phía trước.
+ Đo lại khoảng cách giữa hai điểm này.
Độ giãn cột sống bình thường là 10-12 cm.
4.23
− Nghiệm pháp Schober: đo độ giãn cột sống thắt lưng.
+ Xác định điểm mốc thứ nhất (như trên)
+ Điểm thứ 2: đo từ điểm thứ nhất lên trên 10 cm.
+ Các đo tương tự như đo độ giãn cột sống.
Bình thường độ giãn cột sống thắt lưng khoảng 4-6 cm.
4.231
Đo cử động gập duỗi thắt lưng
− Điểm gốc: điểm tựa tại đượng nách giữa với xương sườn thấp nhất
− Nhánh cố định: song song vuông góc với mặt bàn
− Nhánh di động: đường nách giữa
4.232
+ Cử động nghiêng bên
− Vị thế bệnh nhân: đứng hai tay cạnh thân
Đo bằng thước dây
4.234
− Điểm tựa tại mỏm gai cột sống S1
− Nhánh cố định: vuông góc mặt bàn
− Nhánh di động: mỏm gai cột sống C7
− Tầm hoạt động: 0-650
4.24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

  1. Nguyễn Xuân Nghiên và CS (2002), Vật lý trị liệu − phục hồi chức năng,  Nxb Y học, Hà Nội.
  2. Frederic J. Kottke & Justus F. Lehmam (2006), Handbook of Physical Medicine  and Rehabilitation, W.B Saunders Company.
  3. Joel A. Delisa & Bruce M. Gans (1998), Rehabilitation Medicine: principles and practice, Lippincott – Raven Publishers.
  4. Nancy Berryman Reese, William D. Bandy (2002), Joint range of motion and muscle length testing, W.B. Saunders Company.
Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

5 3 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận