Kỹ thuật đo tầm vận động khớp ROM

Chia sẻ tin này:

1. Các thuật ngữ sử dụng
Cũng như trong mọi lĩnh vực thông tin y học khác, sự nhất quán về thuật ngữ sử dụng trong kỹ thuật đo và ghi tầm vận động khớp là điều tối cần thiết.
2. Vị trí giải phẫu học
Vị trí giải phẫu của cơ thể là một tư thế đứng thẳng, mặt hướng về trước với các ngón tay và ngón cái duỗi. Đây là vị trí chuẩn dùng cho các định nghĩa và mô tả các mặt phẳng và các trục và được qui định như là vị trí khởi đầu Zêro để đo tầm hoạt động của hầu hết các khớp của cơ thể.
3. Những nguyên tắc tổng quát
Phương pháp đo và ghi tầm hoạt động khớp được dựa trên những nguyên tắc của phương pháp “Zêro” trung tính. Theo nguyên tắc này mọi tư thế khởi đầu của khớp đo đều được xem là 0O, số đo của cử động được cộng vào theo hướng cử động của khớp, từ vị trí Zêro khởi đầu.
Tầm hoạt động của chi khảo sát cần được so sánh với chi đối bên, sự khác biệt được diễn tả bằng số độ hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm so với chi đối bên. Nếu không có chi đối bên thì so sánh với người khác cùng tuổi và thể tạng hoặc tham khảo chỉ số đo trung bình về hoạt động khớp.
Các lần đo cần phải tiến hành cùng một thời điểm (ví dụ trước hay sau điều trị phục hồi).
Ghi số tầm hoạt động đo được là tầm hoạt động chủ động hoặc thụ động.
Cử động khớp có thể gây đau, nên phần chi thể khảo sát cần đặt ở vị thế khởi đầu đúng và thoải mái, kỹ thuật khám nhẹ nhàng, người bệnh được hướng dẫn mẫu cử động đúng để tránh cử động thay thế làm sai lệch số đo, tránh các yếu tố ảnh hưởng ngoại lai.
Ghi chép chính xác rõ ràng. Các đặc tính của vận động được mô tả một cách đơn giản.
Độ sai số cho phép là 5 độ.
4. Các loại khớp động
Một cách tổng quát, cử động của một khớp có thể chia làm 3 loại:
Khớp bản lề: cử động theo một hướng từ vị trí khởi đầu Zêro gập là cử động ra xa vị trí Zêro.
Duỗi là cử động trở về tới vị trí khởi đầu Zêro. Chẳng hạn như khớp khuỷu tay và khớp gối là những khớp bản lề.
Cử động trong 2 mặt phẳng là loại cử động tự nhiên trong hai mặt phẳng từ vị trí khởi đầu Zêro, như các cử động gập, duỗi, dang, áp (hoặc nghiêng trụ nghiêng quay) khớp cổ tay là một ví dụ cho loại cử động này.
Cử động 3 chiều phức hợp thuộc khớp vai và khớp hông là ví dụ điển hình.
5. Dụng cụ đo
Mặc dù có nhiều loại thước đo góc hay còn gọi là khớp kế đã được mô tả, những loại đơn giản và thông dụng nhất được dùng trong lâm sàng là các thước đo góc theo hình mẫu sau:
Thumbnail
6. Phương pháp đo tầm vận động khớp
Chọn vị thế khởi đầu gọi là vị trí 0O trung tính.
Xác định 3 điểm cố định: 1 điểm tại khớp làm đỉnh góc đo, 2 điểm theo 2 trục xương tạo thành khớp để làm điểm cách góc đo. Các điểm mốc này đều được đánh dấu rõ ràng.
Cho khớp cử động và ghi số độ tầm hoạt động. Khi cử động điểm chuẩn ở khớp có thể do lệch nên chỉ cần đặt thước đo ở vị thế khởi đầu và cuối tầm hoạt động mà không cần di chuyển nhánh di động theo.
7. Các yếu tố ảnh hưởng
Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến độ chính xác của số tầm hoạt động khớp vì vậy khi đo và ghi chép kỹ thuật viên cần chú ý để hạn chế sai số.
Tầm hoạt động: là chủ động hay bị động.
Khi cử động người bệnh có cảm giác đau không.
Có hiện tượng kháng lại cử động một cách chú ý hay tự phát không.
Sự hợp tác của người bệnh khi thực hiện đo.
Tình trạng bệnh lý hay thương tật gây ảnh hưởng đến hệ vận động như tổn thương cơ, khớp, thần kinh.
Video hướng dẫn

 

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận