Những vấn đề cơ bản trong thử cơ bằng tay

Chia sẻ tin này:

1. Định nghĩa
Thử cơ bằng tay là phương pháp đánh giá một cách khách quan khả năng của người bệnh điều khiển một cơ hay một nhóm cơ hoạt động.
2. Những điều cần thiết khi thử cơ
Phải có kiến thức về giải phẫu học cả về mô tả lẫn chức năng của hệ vận động.
Đặt tư thế khởi đầu đúng.
Chú ý giữ vững từng phần cơ thể hoặc chi thể (để tránh cử động thay thế)
Biết rõ các điểm sờ của các cơ thử nghiệm.
Nhận biết được hiện tượng thay thế của một cơ hay nhóm cơ khác đối với cơ đang thử nghiệm.
Biết đúng vị trí và cách trợ giúp hay đề kháng bằng tay đối với cơ được thử.
Có khả năng giải thích và hướng dẫn người bệnh để đạt được sự hợp tác tối đa.
Ghi chép tầm hoạt động bị giới hạn do co rút hay co cứng.
3. Hệ thống bậc cơ
Có nhiều hệ thống bậc cơ được đề xuất. Để đơn giản sử dụng thử cơ bằng số, được chia từ 0 – 5 và được quy định như sau:
Bậc 0: không có sự co cơ.
Bậc 1:( rất yếu) co cơ nhẹ, có thể sờ thấy nhưng không tạo cử động.
Bậc 2:( yếu) cử động hết tầm độ nhưng không kháng được trọng lực.
Bậc 3:( khá) cử động hết tầm độ đối trọng lực.
Bậc 4,5 : ( tốt) cử động hết tầm độ đối trọng lực và sức đề kháng tối đa ở cuối tầm độ.
Trong trường hợp sức cơ không đủ để xếp vào mức của một bậc trên nhưng lại lớn hơn mức của bậc dưới kế tiếp thì dùng phương pháp xác định bằng cách ghi thêm dấu (+) hoặc (-) theo quy ước.
Bậc 0: không có sự co cơ.
Bậc 1: có sự co cơ nhưng không có cử động.
Bậc 1+: cử động được 1/3 tầm hoạt động không có trọng lực.
Bậc 2-: cử động được 1/2 tầm hoạt động không có trọng lực.
Bậc 2+: cử động được 1/3 tầm hoạt động đối trọng lực.
Bậc 3 -: cử động được 1/2 tầm hoạt động với đối trọng lực.
Bậc 3: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực.
Bậc 3+: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực và sức đề kháng tối thiểu ở cuối tầm.
Bậc 4 -: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực và sức đề kháng từ tối thiểu đến vừa phải ở cuối tầm.
Bậc 4: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực và sức đề kháng phải ở cuối tầm.
Bậc 4+: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực và sức đề kháng từ vừa phải đến tối đa.
Bậc 5: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực và sức đề kháng tối đa ở cuối tầm hoạt động.
4. Các thử nghiệm chọn lọc
Thử cơ chi tiết đòi hỏi nhiều thời gian của người khám và có thể gây mệt cho người bệnh. Do đó cần có những thử nghiệm chọn lọc để hạn chế bớt thời gian thử cơ. Với kinh nghiệm, người khám có thể tự đề ra nhiều cách thử nghiệm nhanh, đặc biệt đối với những người bệnh suy yếu toàn thân và trẻ chưa biết đi.
Với những người bệnh có khả năng di chuyển, có thể thực hiện các thử nghiệm chọn lọc bằng cách phân tích dáng đi ở giai đoạn đứng và đi.
Với trẻ còn quá nhỏ, ta có thể dùng các kích thích lên chi thể để phát hiện chi yếu, liệt trước khi thử cơ để xác định bậc cơ.
5. Các nguyên tắc của kỹ thuật thử cơ bằng tay
5.1. Tư thế người bệnh
Trong mọi thử nghiệm người bệnh cần đặt ở tư thế thoải mái nhất và dễ thực hiện thao tác chính xác. Tư thế người bệnh tuỳ thuộc vào nhu cầu khám một cơ hay một nhóm cơ và ở bậc thử cơ.
ở mỗi tư thế nên khám một loạt các cơ cần khám để tránh bắt người bệnh phải thay đổi nhiều tư thế trong khi khám vì vừa mất thời giờ vừa gây mệt người bệnh.
5.2. Vị thế kỹ thuật viên
Khi thử cơ kỹ thuật viên (KTV) cần chọn vị thế có lợi nhất để thực hiện được thao tác như tạo sức đề kháng cố định, trợ giúp người bệnh hoặc sờ nắn co cơ khi cơ co rất yếu, đồng thời quan sát người bệnh.
6. Ý nghĩa của kỹ thuật thử cơ bằng tay
Là cơ sở cho việc tái rèn luyện cơ và lượng giá sự tiến triển trong tập luyện cơ.
Chẩn đoán tình trạng cơ.
Làm cơ sở trong chỉ định điều trị (nẹp, phẫu thuật chỉnh hình…)

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận