Khạc đờm: triệu chứng cơ năng hô hấp

Chia sẻ tin này:

Khạc đờm: triệu chứng cơ năng hô hấp

Đặc điểm của đờm được khạc ra từ cây khí quản có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp, song trước tiên phải xác định có phải bệnh nhân thực sự ho khạc đờm hay không

Khạc đờm là sự ho và khạc ra ngoài các chất tiết, các sản phẩm bệnh lý nằm trong đường thở   ưới nắp thanh môn.

Đặc điểm khạc đờm

Đặc điểm của đờm được khạc ra từ cây khí quản có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp. Song trước tiên phải xác định có phải bệnh  nhân thực sự ho khạc đờm hay không. Cần lưu ý những trường hợp sau đây không phải là đờm:

Nhổ ra nước bọt: trắng trong và loãng.

Khạc ra các chất từ mũi họng, hoặc các chất trào ngược từ thực quản, dạ dầy.

Cần xác định: thời gian, số lượng, màu sắc, mùi vị có hối thối không và thành phần của đờm.

Đặc điểm của đờm theo bệnh lý phổi phế quản

Viêm phế quản cấp:

Sau giai đoạn ho khan là giai đoạn ho khạc đờm nhầy mủ. vàng hoặc xanh.

Viêm phế quản mạn:

Khi không có bội nhiễm; đờm nhầy trắng hoặc hơi xám.

Viêm phổi:

Viêm phổi thuỳ cấp ở người lớn do phế cầu: Ho khạc đờm thường ở ngày thứ 3 của bệnh,đờm dính khó khạc,có lẫn ít máu gọi là đờm “rỉ sắt”, kèm theo có hội chứng đông đặc điển hình. Sau cơn bệnh biến ở ngày thứ 9 của bệnh, đờm trở nên loãng, dễ khạc, trong dần và hết ở ngày thứ 15.

Viêm phổi do Klebsiella: Đờm thạch màu gạch.

Viêm phổi do trưc khuẩn mủ xanh: Đờm xanh lè.

Đờm trong phế quản phế viêm: Là đờm nhầy mủ xanh hoặc vàng.

Viêm phổi virut: Thường ho khan hoặc có khạc đờm nhầy trắng. Khi bội nhiễm  có đờm nhầy mủ.

Áp xe phổi:

Khạc đờm là triệu chứng cơ bản của áp xe phổi giúp cho chẩn đoán, theo dõi tiến triển và định hướng căn nguyên gây bệnh. Phải theo dõi số lượng và tính chất đờm hàng ngày.

Giai đoạn đầu ho khan hoặc khạc ít đờm nhầy.

Giai đoạn ộc mủ: Thường xảy ra từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10.

Tiền triệu: Hơi thở ra có mùi thối, đôi khi có khái huyết.

Ộc mủ số lượng lớn: Bệnh nhân có cơn đau ngực dữ dội có cảm giác như x   trong lồng ngực, có thể bị ngất. Sau đó là ho ộc mủ hàng trăm ml trào ra qua miệng đôi khi ra cả mũi.

Ộc mủ từng phần: Bệnh nhân khạc ra lượng mủ khác nhau, nhiều lần trong ngày.

Đờm núm đồng tiền: Khi ngừng ho bệnh nhân khạc ra cục đờm dầy, hình đồng xu (Crachat nummulaire).

Đờm mùi thối gợi ý áp xe do vi khuẩn yếm khí.

Đờm màu Socola, hoặc màu cà phê sữa: Áp xe do amíp.

Giãn phế quản:

Ho khạc đờm nhiều vào buổi sáng, khi ngủ dậy. Tổng lượng đờm trong ngày từ vài chục đến hàng trăm ml (có thể trên 300 ml / 24 giờ ). Để trong cốc thuỷ tinh có 3 lớp:

Lớp trên là bọt nhầy.

Lớp giữa là dịch nhầy (do tăng tiết dịch phế quản).

Lớp dưới cùng là mủ.

Hen phế quản:

Khạc đờm ở cuối cơn khó thở, đờm dính trắng trong hoặc giống như bột sắn chín, có thể có đờm hạt trai (theo mô tả của Laennec).

Phù phổi cấp:

Đờm bọt mầu hồng, số lượng nhiều.

Lao phổi:

Đờm “bã đậu” màu trắng, nhuyễn, lẫn với dịch nhầy có khi lẫn máu.

Kén sán chó:

Đờm loãng, trong vắt, có những hạt nhỏ như hạt kê, màu trong, xét nghiệm có đầu sán chó.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận