Thở nhanh: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Chia sẻ tin này:

Thở nhanh: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Nhịp thở trên 20 lần/phút.

Tóm tắt cơ chế của nhịp thở nhanh

Hình. Tóm tắt cơ chế của nhịp thở nhanh.

Nguyên nhân

Thở nhanh có thể do nhiểu bệnh lý ở các hệ cơ quan khác nhau, bao gồm:

Tim mạch.

Hô hấp.

Hệ thần kinh trung ương.

Nhiễm trùng.

Tâm thần kinh.

Cơ chế

Bất kỳ tình trạng nào gây nên sự xáo trộn về oxy (giảm oxy mô), pCO2 (tăng CO2) hoặc tình trạng acid/base (toan) sẽ kích thích hô hấp và tăng nhịp thở.

Thở nhanh xảy ra hầu hết trong các tình huống đáp ứng bù trừ trong giảm pO2 (thiếu oxy máu) hoặc tăng pCO2 (tăng CO2 máu). Các hóa thụ quan trung ương trong hành não và hoá thụ quan ngoại biên trong cung động mạch chủ và thân động mạch cảnh sẽ đo lường tổ hợp các biến số trên và gửi thông tin về hệ thống thông khí trung tâm để tăng nhịp thở và thể tích khí lưu thông, bù đắp cho bất kì sự thay đổi bất thường nào.

Ý nghĩa

Thở nhanh là một dấu hiệu rất có giá trị và không may thường bị bỏ quên, nó là một dấu hiệu sinh tồn khi thăm khám thường quy. Các nghiên cứu về triệu chứng này đã cho thấy:

Dự đoán ngừng tim-phổi: độ nhạy 0.54, độ đặc hiệu 0.83, tỷ số chênh 5.56.

Ở những bệnh nhân bất ổn, sự thay đổi nhịp thở dự đoán một bệnh nhân đang ở tình trạng nguy hiểm tốt hơn là nhịp tim hoặc huyết áp.

Các bệnh nhân không khỏe với tần số hô hấp cao hơn có nguy cơ tử vong cao.

Hơn một nửa bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch ở các khoa tổng hợp (general wards) có nhịp thở trên 24 lần/ phút.

Trong những trường hợp dự hậu xấu (nhập ICU hoặc tử vong) ở viêm phổi mắc phải cộng đồng, nhịp thở lớn hơn 27 có độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 67%, PPV 27% và NPV 93%.

Thở nhanh khởi phát hoặc thay đổi nhịp thở cần được thăm khám nhanh chóng và kĩ lưỡng ở tất cả bệnh nhân, và nó có thể báo trước một tình trạng mất bù đáng e ngại.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận