Tiếng cọ màng phổi: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Chia sẻ tin này:

Tiếng cọ màng phổi: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Một quá trình xảy ra tại vùng, nguyên nhân gây ra bởi nhiễm trùng, tắc mạch hoặc tình trạng viêm hệ thống có thể dẫn đến hậu quả nhiễm trùng giữa hai màng phổi và sự ma sát giữa chúng.

Là tiếng chà xát, sột soạt, tanh tách nghe được trên mô phổi khi thính chẩn, chủ yếu xảy ra trong thì thở ra.

Nguyên nhân

Phổ biến

Viêm màng phổi.

Ung thư phổi.

Viêm phổi.

Thuyên tắc phổi.

Ít gặp hơn

Viêm khớp dạng thấp (RA).

Lupus ban đỏ hệ thống (SLE).

Lao.

Cơ chế

Cơ chế phổ biến của tiếng cọ màng phổi là do viêm màng phổi và mất dịch bôi trơn màng phổi bình thường.

Một quá trình xảy ra tại vùng, nguyên nhân gây ra bởi nhiễm trùng, tắc mạch hoặc tình trạng viêm hệ thống (như trong viêm khớp dạng thấp hoặc Lupus ban đỏ hệ thống) có thể dẫn đến hậu quả nhiễm trùng giữa hai màng phổi và sự ma sát giữa chúng.

Tiếng cọ màng tim và tiếng cọ màng phổi

Đôi khi rất khó để xác dịnh đó là tiếng cọ màng phổi hay tiếng cọ màng ngoài tim, đặc biệt một số bệnh có thể gây ra cả hai thứ tiếng và cả hai đều có âm sắc cao.

Tiếng cọ màng ngoài tim. Thông thường có ba tiếng riêng biệt – một ở thì tâm thu và hai ở thì tâm trương, nó không phụ thuộc vào nhịp hô hấp. Tiếng cọ nghe có vẻ ‘xa xăm’ và nghe được tốt nhất ở dưới bờ trái cạnh xương ức.

Tiếng cọ màng phổi. Thông thường gồm hai tiếng (trong thì hít vào và thì thở ra), tiếng cọ phụ thuộc vào nhịp hô hấp – vì vậy tiếng cọ sẽ biến mất nếu bệnh nhân nín thở. Tiếng cọ màng phổi nghe rõ trên bề mặt (tức là nghe gần ở thành ngực hơn).

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận