Bệnh Osgood-Schlatter(viêm lồi củ xương chày trẻ em) Nguyên nhân và cách trị

Chia sẻ tin này:

Bệnh Osgood-Schlatter là bệnh khớp thường gặp ở trẻ nam tuổi từ 10-14 tuổi bệnh gây sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè. Triệu chứng của bệnh là căng cơ, đau và sưng bên dưới gối hoặc nhức khi vận động. Nguyên nhân do những chấn thương liên tục khi vận động lên đầu trên của xương bánh chày.

Nguyên nhân gây bệnh

Ở độ tuổi đang phát triển, xương mới được hình thành từ sụn tiếp hợp nằm ở đầu xương. Do sụn không chắc khỏe như xương nên khi lực tác động lên sụn sẽ làm sưng và đau nhức.
Bệnh là hậu quả của các chấn thương liên tục do vận động tác động lên đầu trên của xương chày tại vị trí gắn kết của gân xương bánh chè. Những hoạt động chạy nhảy và gập gối nhiều như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, thể dục dụng cụ… làm cho cơ tứ đầu đùi bị co kéo nhiều gây áp lực lên gân xương bánh chè.
Gân xương bánh chè bị kéo rút khỏi vùng bám dính ở lồi củ xương chày dẫn đến sưng đau. Có những trường hợp nặng, gân xương bánh chè kéo căng đến mức bóc tách khỏi xương chày.

Bệnh Osgood-Schlatter(viêm khớp gối trẻ em) Nguyên nhân và cách trị 1

Đá bóng dễ bị bệnh Osgood- Schlatter.

Triệu chứng lâm sàng

  • Khi bị bệnh Osgood-Schlatter có nhứng triệu chứng:
  • Sưng và đau ở lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè;
  • đau tăng khi vận động, nhất là lúc chạy nhảy, giảm bớt khi nghỉ ngơi;
  • các cơ liên quan nhất là cơ tứ đầu đùi bị co thắt.
  • Tùy theo tổn thương mà mức độ đau khác nhau: có trường hợp chỉ cảm thấy đau nhẹ khi chạy nhảy; ngược lại nhiều trường hợp lại đau liên tục làm cho bệnh nhân suy yếu.
  • Đau kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng, tái phát nhiều lần cho đến khi trẻ ngừng tăng trưởng. Thường gặp bệnh xảy ra ở một bên gối, nhưng cũng có khi ở cả 2 bên.
  • Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng: khám khớp gối thấy sưng, đỏ, đau; chụp Xquang thấy tổn thương.
Triệu chứng lâm sàng 1

Vị trí tổn thương trong bệnh Osgood- Schlatter.

Điều trị như bệnh Bệnh Osgood-Schlatter như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh thường được cải thiện dù không điều trị. Gia đình và bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc để giảm phản ứng viêm và đau như:

  • Tạo điều kiện cho khớp gối được nghỉ ngơi.
  • Chườm nước đá lên vùng tổn thương sẽ giảm sưng và đau.
  • Bảo vệ khớp gối bằng cách băng thêm một miếng đệm trên vùng đau ở đầu gối khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
  • Giảm sức ép lên gối bằng đeo một đai bảo vệ trên gân xương bánh chè để giảm co kéo lên vùng gân bám dính với xương chày.
  • Chuyển sang các hoạt động không liên quan đến chạy nhảy như xe đạp, bơi lội… cho đến khi hết đau.
  • Chăm sóc vùng chung quanh gối như duỗi cơ tứ đầu đùi.
  • Giới hạn những động tác gây ảnh hưởng đến vùng tổn thương như quỳ, chạy, nhảy… đôi khi cần phải ngưng hoàn toàn các động tác ảnh hưởng đến khớp gối trong một thời gian.
  • Nên dùng nạng cho đến khi khớp gối lành hẳn thường từ 4 – 6 tuần.
  • Một số rất ít trường hợp, cần phẫu thuật khi các mảnh xương gãy không lành ở thời kỳ các xương đã ngưng tăng trưởng.
  • Nếu cơn đau trở nên trầm trọng và kéo dài trên một tháng, ngoài việc không được hoạt động thể chất năng động, còn phải cố định trong khung nhựa từ 6 – 8 tuần.
  • Phương pháp chữa trị này thường rất hiệu nghiệm. Nếu trẻ tiếp tục thực hiện nhẹ nhàng các động tác thì sẽ có cơ may bệnh không tái phát cho đến khi chúng trưởng thành.

Phòng bệnh như thế nào?

  • Muốn phòng bệnh hiệu quả, trẻ cần nhận biết được các triệu chứng của bệnh và tự giới hạn lại cường độ tập luyện.
  • Các cơ tứ đầu đùi co kéo sẽ tạo căng thẳng lên gân xương bánh chè ở vị trí bám dính của nó vào mỏm củ xương chày, vì vậy tập các bài tập thư giãn cơ tứ đầu đùi, gân khoeo và các cơ bắp chân sẽ giúp phòng bệnh.
  • Cần khởi động tốt trước khi tham gia vào các hoạt động điền kinh và tập các động tác thư giãn ở giai đoạn sau khi vận động nặng cũng có tác dụng tốt.
  • Nếu đã bị bệnh trẻ cần ngưng tất cả các hoạt động thể lực cho đến khi khớp gối lành hẳn.
  • Trường hợp đau ít có thể tiếp tục vận động nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
  • Cần giải thích cho trẻ hiểu rằng việc hạn chế hoạt động chỉ là tạm thời và sẽ cải thiện sau khi điều trị kết hợp với việc thay đổi các hoạt động thể lực.
  • Bệnh Osgood-Schlatter chỉ là tạm thời, và sẽ hết đau sau khi xương trẻ ngừng tăng trưởng ở độ tuổi trưởng thành
Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận