Xét nghiệm GGT – chỉ định và ý nghĩa

Chia sẻ tin này:

Xét nghiệm GGT là gì? Chỉ định và ý nghĩa của nó?
GGT (Gamma-glutamyl Transpeptidase) là một loại enzyme được tìm thấy ở nhiều cơ quan, như thận, lá lách, gan và tuyến tụy, tuy nhiên, gan là nguồn gốc chính của GGT trong máu.
GGT tăng ở hầu hết các bệnh gây ra tổn thương gan cấp tính hoặc ống dẫn mật, nhưng nó không phân biệt được giữa các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thương gan. Vì lý do này, việc sử dụng của GGT là gây tranh cãi. Viện Hàn lâm Quốc gia và Hiệp hội hóa sinh lâm sàng Mỹ công báo nghiên cứu bệnh gan, và hướng dẫn khuyên bạn không nên sử dụng thường xuyên GGT. Những hướng dẫn này đề nghị sử dụng Phosphatase kiềm (ALP), là một enzyme gan, ALP cao có thể hữu ích trong việc xác định nguyên nhân bệnh của gan.
Mức độ GGT trong máu rất nhạy cảm với những thay đổi của chức năng gan. Bình thường, GGT trong máu ở mức độ thấp, nhưng khi gan bị tổn thương, mức độ GGT có thể tăng lên. GGT là men gan tăng cao trong máu khi có bất kỳ các ống dẫn mật từ gan xuống ruột bị tắc nghẽn bởi khối u hoặc sỏi. Điều này làm cho xét nghiệm GGT là enzyme gan nhạy cảm nhất trong việc phát hiện các vấn đề về ống mật. Tuy nhiên, các thử nghiệm GGT không phải là xét nghiệm chuyên biệt và không phải là hữu ích trong sự phân biệt giữa các nguyên nhân khác nhau của tổn thương gan bởi vì nó có thể được tăng lên với nhiều loại bệnh gan (ung thư gan và viêm gan siêu vi), bệnh khác như bệnh mạch vành tim cấp tính.
Cả hai GGT và ALP tăng lên trong các bệnh gan, nhưng ALP cũng tăng cao với các bệnh của mô xương. Vì vậy, GGT có thể được sử dụng giúp xác định bệnh gan hoặc bệnh xương khi có ALP tăng.
Khi uống một lượng rượu nhỏ cũng có thể làm tăng GGT. Tăng cao hơn được tìm thấy trong nghiện rượu mãn tính, nặng hơn nữa ở những người tiêu thụ 2-3 ly mỗi ngày hoặc những người chỉ uống rất nhiều vào những dịp tiệc tùng. Xét nghiệm GGT có thể được sử dụng trong việc đánh giá một người lạm dụng rượu cấp tính hoặc mãn tính.
GGT có thể được sử dụng để biết tình trạng lạm dụng rượu mãn tính của một người (GGT tăng trong khoảng 75% người uống rượu mãn tính). Đôi khi nó có thể được sử dụng để giám sát việc sử dụng rượu hoặc lạm dụng rượu ở những người đang được điều trị nghiện rượu, viêm gan do rượu.

Chỉ định
Xét nghiệm GGT có thể được chỉ định khi một ai đó có một mức độ ALP cao. Thử nghiệm ALP có thể xét nghiệm một mình hoặc như một phần của một bảng các xét nghiệm gan thường xuyên để biết sự thiệt hại gan ngay cả khi không có triệu chứng. Nếu kết quả của thử nghiệm ALP là cao nhưng các xét nghiệm khác của bảng xét nghiệm chức năng gan bình thường, chẳng hạn như AST và ALT đều không tăng, thì thử nghiệm GGT có thể được chỉ định để giúp xác định các nguyên nhân gây ALP cao do rối loạn xương hoặc bệnh gan.
GGT có thể được chỉ định cùng với xét nghiệm khác để theo dõi, để kiểm tra chức năng gan khi một người có dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý bệnh gan.
GGT có thể được chỉ định khi những người có tiền sử lạm dụng rượu đã hoàn tất điều trị rượu, để giám sát sự tuân thủ với các chương trình điều trị.
Ý nghĩa XN
Mức độ GGT cao có thể cho thấy một nguyên nhân nào đó gây tổn hại gan nhưng không cụ thể nguyên nhân gì. Hàm lượng cao có thể là do bệnh gan, nhưng GGT cao cũng có thể là do các bệnh khác, chẳng hạn như suy tim sung huyết và tiêu thụ rượu. Mức độ GGT cao sẽ giúp loại trừ các nguyên nhân ALP tăng do chứng rối loạn xương.
Nếu GGT thấp hoặc bình thường, nhưng ALP tăng, nhiều khả năng là do bệnh xương. Một kết quả thấp hoặc bình thường cũng không loại bỏ được người đó không bị bệnh gan hoặc không uống rượu.
Thuốc có thể làm tăng mức độ GGT bao gồm phenytoin, carbamazepine, và an thần như phenobarbital. Sử dụng nhiều loại thuốc theo toa và thuốc không kê đơn khác, bao gồm các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc hạ lipid máu, kháng sinh, thuốc chẹn thụ thể histamin (được sử dụng để điều trị chứng dư thừa acid trong dạ dày), các thuốc kháng nấm, thuốc chống trầm cảm, và kích thích tố như testosterone có thể làm tăng nồng độ GGT. Clofibrate và thuốc tránh thai có thể làm giảm nồng độ GGT.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận