Bệnh Thoái hóa khớp điều trị y học cổ truyền.

Chia sẻ tin này:

Thoái hóa khớp thuộc phạm vi chứng “tý” của y học cổ truyền.
”Tý” nghĩa là đóng lại, là bế tắc. Sách “Hoàng đế Nội kinh tố vấn, Tý luận” viết: “Phong hàn thấp tam khí tạp chí, hợp nhi vi tý dã, kỳ phong khí thắng giả vi hành tý, hàn khí thắng giả vi thống tý, thấp khí thắng giả ví trước tý dã… Dĩ đông ngộ thử giả vi cốt tý, dĩ xuân ngộ thử giả vi cân tý, dĩ hạ ngộ thử giả vi mạch tý, dĩ chú âm ngộ thử giả vi cơ tý, dĩ thu ngộ thử giả vi bì tý”. Dịch nghĩa: “Ba thứ tà khí phong, hàn, thấp cùng xâm nhập, hỗn hợp nhau mà thành. Trong đó có phong nặng hơn thì gọi là hành tý, hàn nặng hơn thì gọi là thông tý, thấp nặng hơn thì gọi là trước tý… Mùa đông bị bệnh thì gọi là cốt tý, mùa xuân bị bệnh thì gọi là cân tý, mùa hạ bị bệnh thì gọi là mạch tý, cuối hạ bị bệnh thì gọi là cơ tý, mùa thu bị bệnh thì gọi là bi tý.”
Nói về nguyên nhân gây bệnh, “Hoàng đế Nội kinh tố vấn, Tý luận” viết: “Thử diệc kỳ thực ẩm cư xử, vi kỳ bệnh bản dã; lục phủ diệc các hữu du, phong hàn thấp khí trúng kỳ du, nhi thực ẩm ứng chi, tuần du nhi thập ác kỷ xá phủ dã”. Nghĩa là “Cách ăn ở là nguyên nhân căn bản của tật bệnh. Lục phủ cũng đều có du huyệt, tà khí phong hàn thấp trúng vào du huyệt ở ngoài, mà ở trong lại bị thương về ăn uống; trong ngoài tập hợp với nhau, bệnh tà sẽ theo du huyệt mà xâm nhập vào đêu đóng lại ở phủ của huyệt đó”.
Theo Hải Thượng Lăn ông Lè Hữu Trác, điều cốt yếu của chứng tý là do bên trong cơ thể bị hư suy, hai kinh can thận bị suy yếu khiến cho tinh huyết giảm, không nuôi dưỡng được gân xương, tà khí thừa cớ xâm nhập vào cơ thể mà gây nên bệnh. Sách Nội kinh có chia ra năm chứng tý, nhưng tóm lại không ngoài ba khí phong hàn thấp gây nên.
Như vậy, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây thoái hóa khớp theo y học cổ truyền bao gồm:

  • Do tuổi cao, thận khí hư, vệ khí hư yếu. Vệ ngoại bất cố làm cho tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) xâm nhập vào cơ thể, tà khí ứ lại ở cơ nhục, cân mạch, kinh lạc làm khí huyết không thông mà gây nên chứng “tý”.
  • Do tuổi cao, chức năng của các tạng trong cơ thể hư suy; hoặc do ốm đau lâu ngày; hoặc do bẩm tố cơ thể tiên thiên bất túc; hoặc do phòng dục quá độ khiến cho thận tinh hao tổn, thận hư không nuôi dưỡng được can âm, dẫn tới can huyết hư. Thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân mà gây nên chứng “tý”.
  • Do lao động nặng nhọc, gánh vác lâu ngày; hoặc do tuổi đã cao, cơ nhục yếu, lại thêm vận động sai tư thế; hoặc do ngã, va đập… làm tổn thương kinh mạch. Kinh mạch bị tổn thương dẫn tới đường đi của khí huyết không thông, khí huyết ứ lại mà gây chứng “tý”.

PHÂN THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Các trường hợp thoái hóa khớp ở người cao tuổi là bản hư tiêu thực. Bệnh xảy ra chủ yếu là do tuổi cao, chức năng của can, thận hư yếu (bản hư), lại thêm tà khí (phong, hàn, thấp), sang thương… (tiêu thực) gây nên. Vì vậy các triệu chứng lâm sàng ngoài biểu hiện chứng thực, cần lưu ý khai thác chứng hư của bệnh.
Trong quá trình điều trị, cần chú ý các biểu hiện hư thực của bệnh để áp dụng các phương pháp điều trị cho hợp lý.
Theo Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, về phép chữa chứng tý, chữa phong nên bổ huyết, chữa hàn nên bổ hỏa, chữa thấp nên kiện tỳ, tuy dùng thuốc phong thấp nhưng cần dùng nhiều thuốc bổ khí huyết để giảm chế đi, song cốt yếu là hai kinh can thận, bổ nguồn gốc của tinh huyết.

Thể thận khí hư, vệ ngoại bất cô, tà khí thừa cơ xâm nhập

Chứng hậu

  • Cảm giác đau nhức các khớp xương, đặc biệt là vùng lưng, gối
  • Hạn chế vận động các khớp
  • Mệt mỏi, thở ngắn
  • Sợ lạnh, chi lạnh
  • Tiểu tiện nhiều lần
  • Lưỡi bè to, rêu lưỡi trắng mỏng
  • Mạch trầm tế.

Pháp điều trị; ích khí, dưỡng thận, khử tà, thông kinh lạc.
Phương dược

  • Cổ phương: Thận khí hoàn gia vị.
Thục địa 320g Hoài sơn 160g
Sơn thù 160g Trạch tả 120g
Bạch linh 120g Đan bì 120g
Phụ tử chế 40g Quế chi 40g
Đỗ trọng 120g Tục đoạn 120g
Cẩu tích 120g Cốt toái bổ 120g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 12 – 16g/lần X 2 – 3 lần/ngày với nước ấm hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Nếu kiêm do phong hàn, dùng thang sắc uống, gia: phòng phong 15g, kinh giới 10g, tế tân 08g, đan sâm 15g, đương quy 15g.
+ Nếu kiêm do phong thấp, dùng thang sắc uống, gia: phòng phong 15g, tang chi 15g, tang ký sinh 15g, ké đầu ngựa 15g, đau xương 15g, mộc qua 12g.
+ Nếu kiêm do phong hàn thấp, dùng thang sắc uống, gia: phòng phong 15g, độc hoạt 10g, khương hoạt 10g, ngũ gia bì 12g, đan sâm 15g, xuyên khung 12g, thương truật 10g.

Vị thuốc Ngũ gia bì điều trị thoái hóa khớp

+ Thoái hóa khớp từ thắt lưng trở lên kèm theo triệu chứng của phong hàn thấp: dùng Quyên tý thang gia vị.

Khương hoạt 15g Khương hoàng 15g
Đương quy 15g Hoàng kỳ 15g
Xích thược 15g Phòng phong 15g
Chích cam thảo 04g Cốt toái bổ 15g
Đau xương 15g Tang chi 15g
Đại táo 12g

Tất cả tán bột. Mỗi lần uống 12 — 16g sắc với nước gừng tươi. Uống 2 lần/ngày, sau ăn 30 phút.
+ Ngoài ra, còn tùy thuộc vào vị trí khớp bị đau mà dùng các thuốc có tác dụng dẫn thuốc lên trên hoặc xuống dưới để đạt được hiệu quả điều trị.

Thuốc nam:

Cốt toái bổ 12g Bổ cốt chỉ 12g
Đảng sâm 12g Kê huyết đằng 12g
Đau xương 12g Rễ cỏ Xước 10g
Rễ lá lốt 12g Rễ xấu hổ 12g
Cẩu tích 12g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Ít người biết cây xấu hổ chữa thoái khớp rất hiệu quả
Ít người biết cây xấu hổ chữa thoái khớp rất hiệu quả

Châm cứu

  • Châm bổ: thận du, đại trường du, mệnh môn; châm tả: các huyệt xung quanh khớp đau và các huyệt: phong long, phong trì. Thời gian: 1.5-30 phút/lần X 1- 2 lần/ngày.

Trường hợp thận dương hư kiêm phong hàn hoặc phong hàn thấp: dùng thủ pháp ôn châm.

  • Nhĩ châm: thận, thần môn, giao cảm. Thời gian: 15 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Xoa bóp – bấm huyệt: vùng cổ gáy, lưng, thắt lưng. Chú ý: đối VớI người cao tuổi, thoái hóa khớp thường đi kèm với tình trạng loãng xương nên khi xoa bóp, cần tiến hành vận động cổ gáy hoặc thắt lưng nhẹ nhàng, tránh gây sang thương thứ phát. Thời gian: 15-20 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
Khí công – dưỡng sinh: tập các bài luyện thở, luyện hình thể. Thời gian tập tối đa: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Thoái hóa khớp Thể can thận âm hư

Chứng hậu

  • Lưng, cổ và tứ chi đau mỏi, hạn chế vận động
  • Chân tay tê bì
  • Đau đầu âm ỉ, ù tai
  • hoa mắt, chóng mặt
  • Ngủ ít
  • Lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng
  • Mạch huyền tế sác.

Pháp điều trị: bổ can thận, thông kinh lạc.
Phương dược

  • Cổ phương: Lục vị địa hoàng hoàn gia vị.
Thục địa 320g Hoài sơn 160g
Sơn thù 160g Trạch tả 120g
Bạch linh 120g Đan bì 120g
Tục đoạn 120g Đỗ trọng 120g
Cốt toái bổ 120g Đan sâm 120g
Xuyên khung 40g Đương quy 120g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 12 – 18g/lần X 2 – 3 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Thoái hóa khớp từ vùng thắt lưng trở xuống do can thận âm hư kèm theo triệu chứng của phong hàn thấp: dùng Độc hoạt ký sinh thang gia vị.

Độc hoạt 15g Phòng phong 15g
Tang ký sinh 15g Tế tân 08g
Tấn giao 08g Đương quy 15g
Cam thảo 04g Quế chi 08g
Đỗ trọng 15g Đảng sâm 15g
Bạch linh 10g Ngưu tất 10g
Thục địa 15g Bạch thược 15g
Xuyên khung 10g Cẩu tích 15g
Cốt toái bổ 15g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống sau ăn 30 phút.

Vị thuốc Tang ký sinh trong điều trị thoái hóa khớp
Vị thuốc Tang ký sinh trong điều trị thoái hóa khớp

Trường hợp chứng hàn tý lâu ngày thêm: xuyên ô 08g, thiên niên kiện 12g, bạch hoa xà 08g để thông kinh lạc, trừ hàn thấp.
+ Thoái hóa khớp do chứng hư nhiều hơn: dùng Tam tý thang gia giảm, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống sau ăn 30 phút. Tam tý thang là bài Độc hoạt ký sinh thang bỏ tang ký sinh, thêm hoàng kỳ 15g, tục đoạn 15g.

Thuốc nam:

Kỷ tử 15g Hà thủ ô 15g
Ngũ gia bì 12g Sâm nam 12g
Hy thiêm thảo 12g Rễ cỏ xước 10g
Gối hạc 12g Tang ký sinh 12g
Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu

  • Châm bổ: thận du, đại trường du, tam âm giao, thái khê; châm tả: các huyệt xung quanh khớp đau. Thời gian: 15 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
  • Nhĩ châm: can, thận, thần môn, giao cảm. Thời gian: 15-30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Xoa bóp – bấm huyệt: vùng cổ gáy, lưng, thắt lưng. Thời gian: 15-20 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
Khí công – dưỡng sinh: tập các bài luyện thở, luyện hình thể. Thời gian tập tối đa: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Thể khí trệ huyết ứ

Chứng hậu

  • Khớp xương đau nhức, không lan, hạn chế vận động
  • Chân tay tê bì
  • Sưng nóng một số khớp ở tứ chi
  • Đau đầu
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Chất lưỡi hồng, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng
  • Mạch trầm sáp

Pháp điều trị hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc.
Phương dược

  • Cổ phương: Tứ vật đào hồng gia giảm.
Xuyên khung 15g Đương quy 15g
Thục địa 15g Bạch thưạc 15g
Đào nhân 08g Hồng hoa 08g
Tục đoạn 15g Đỗ trọng 15g
Cốt toái bổ 15g Đan sâm 15g
Cẩu tích 15g Cốt toái bổ 15g

sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Nếu đau nhiều, gia tang chi 10g hoặc ngưu tất 10g.

Thuốc nam:

Sâm nam 15g Cam thảo dây 06g
Kê huyết đằng 12g Hà thủ ô 12g
Gối hạc I2g Xuyên khung 12g
Rễ cỏ xước 10g Kê huyết đằng 12g
Huyết giác 10g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu

  • Châm bổ: cách du, tam âm giao, thái khê; châm tả: huyết hải, các huyệt xung quanh khớp đau. Thời gian: 15-30 phút/lần X 1-2 lần/ngày.
  • Nhĩ châm: thận, thần môn, giao cảm. Thời gian: 15 — 30 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.

Xoa bóp – bấm huyệt: vùng cổ gáy, lưng, thắt lưng. Thời gian: 15-20 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.
Khí công – dưỡng sinh: tập các bài luyện thở, luyện hình thể. Thời gian tập tối đa: 20 — 30 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.

Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp khác

  • Dưỡng sinh: là một phương pháp luyện tập có tác dụng tốt đối với người cao tuổi bị thoái hóa khớp. Tập dưỡng sinh thường xuyên với các bài tập luyện thở, luyện hình thể phù hợp với tình hình sức khỏe có tác dụng tăng cường hoạt động của bộ máy vận động một cách hợp lý, giúp cơ bắp khỏe mạnh, lưu thông tuần hoàn dễ dàng, các tổ chức được dinh dưỡng tốt hơn, trong đó có sụn khớp. Thời gian tập: 20 — 30 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.
  • Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp điều trị khác như: đắp thuốc, dán cao thuốc, bôi thuốc… Các phương pháp này đều sử dụng các vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng để giảm sưng nề, giảm đau.

CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH

Khi người cao tuổi đã bị thoái hóa khớp, thầy thuốc cần tư vấn và hướng dẫn để người bệnh thực hiện chế độ luyện tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh để người bệnh rơi vào một trong hai tình trạng:
+ Quá lo lắng về bệnh tật nên cố sức tập luyện để nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh.
+ Quá sỢ bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu nên nghỉ ngơi tuyệt đối, không dám vận động.
Cả hai tình trạng này đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung và các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp nói riêng. Hướng dẫn người cao tuổi bị thoái hóa khớp tập dưỡng sinh VỚI các bài tập luyện thở, luyện hình thể nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh tật. Ngoài ra, nên giúp người bệnh xoa bóp, vận động các khớp hằng ngày chống cứng khớp.
Đế phòng bệnh thoái hóa khớp theo y học cổ truyền một cách có hiệu quả, thầy thuốc cần hướng dẫn người cao tuổi thực hiện các chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi như sau:

  • Thay đổi tư thế thường xuyên, tránh đứng lâu, ngồi lâu một tư thế; tránh các tư thế xấu, không cân đối.
  • Tham gia các hoạt động thường nhật của gia đình, xã hội tùy theo thực trạng sức khỏe và ý thích của mỗi người. Tuy nhiên, không nên cố gắng quá sức, đặc biệt là đối với các hoạt động thể lực cần có sự vận động các khớp quá mức.
  • Dưỡng sinh là một phương pháp phòng bệnh có hiệu quả của y học cổ truyền. Hướng dẫn người bệnh tập các bài luyện hình thể phù hợp với tình trạng sức khỏe, giúp cho các khớp vận động linh hoạt, hạn chế thoái hóa khớp.
  • Tư vấn để người bệnh thực hiện chế độ ăn hợp lý: ăn đúng bữa, hạn chế các loại thức ăn quá béo ngọt, không sử dụng quá nhiều rượu bia để giúp duy trì cân nặng hợp lý, tránh gây tổn thương khớp.
  • tóm lại: thoái hóa khớp là một trong những bệnh khớp mạn tính thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh làm giảm chức năng vận động, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị chủ yếu là điều chỉnh sự mất cân bằng giữa hai quá trình tái tạo sụn và thoái hóa sụn. duy trì cân nặng hợp lý, tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt hằng ngày, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và hợp lý, tránh gây tổn thương khớp là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.
Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận