Kỹ thuật PNF: Hướng dẫn cách sử dụng

Chia sẻ tin này:

Cần bắt đầu bằng thăm khám lượng giá người bệnh, xem xét các giới hạn hoạt động/chức năng và lượng giá/đo lường các khiếm khuyết trên người bệnh, từ đó đề ra giả thuyết/chẩn đoán phù hợp, mục tiêu điều trị cả về chức năng lẫn khiếm khuyết.
Ví dụ mục tiêu:
Ví dụ 1 (Chức năng tĩnh): Một bệnh nhân khí giữ thăng bằng đứng sau khi bị chấn thương sọ não.
Mục tiêu chung (hướng tới): Bệnh nhân có thể đứng không trợ giúp trong lúc thực hiện các hoạt động chức năng chi trên.
Mục tiêu cụ thể: Bệnh nhân có thể giữ tư thế bắt cầu vững không cần tay hỗ trợ được 30 giây (bắt đầu điều trị với tư thế vững hơn).
Ví dụ 2 (chức năng động): Bệnh nhân đột quỵ yếu nửa người.

  • Mục tiêu chung (hướng tới): bệnh nhân sẽ đi khoảng 10 m trong 2 phút sử dụng gậy và dụng cụ chỉnh hình cổ bàn chân (AFO).
  • Mục tiêu cụ thể: Bệnh nhân có thể chuyển trọng lượng từ phải sang trái ở tư thế ngồi không cần trợ giúp (bắt đầu điều trị bằng tập chuyển trọng lượng ở tư thế vững hơn)..

 PNF sử dụng co cơ để tác động lên cơ thể. Nếu co cơ không phù hợp với tình trạng bệnh nhân hoặc nếu co cơ không đạt các kết quả mong muốn, cần phải sử dụng các phương pháp khác. Các phương thức vật lý như nhiệt lạnh/nóng, vận động thụ động và di động mô mềm có thể kết hợp với kỹ thuật PNF để điều trị hiệu quả.
Các kỹ thuật có thể được sử dụng để giảm nhẹ khiếm khuyết ở các giai đoạn tăng tiến của kiểm soát vận động theo Rood.
Các giai đoạn Vận động theo Rood là:

  • Vận động (mobility): Khả năng bắt đầu và duy trì vận động chủ động suốt tầm vận động bình thường
  • Làm vững (stability): Khả năng các cơ làm vững/kháng trọng lực/chịu trọng lượng/tại chổ duy trì sự thẳng hàng phù hợp cho phân đoạn cơ thế kháng lại trọng lực, bằng co cơ/đồng co cơ đẳng trường; kiểm soát cơ và kiểm soát tư thế không kèm theo vận động của vùng cơ thể đó; sự ổn định/làm vững đủ để tạo nền tảng ổn định để di chuyển
  • Vận động có kiểm soát/sự ổn định động (Controlled mobility): khả năng giữ sự thẳng hàng phù hợp của phân đoạn cơ thể trong khi nó đang di chuyển ở những tư thế/vị trí khác nhau
  • Kỹ năng (skill): khả năng giữ sự kiên định (không đổi) trong thực hiện các hoạt động chức năng với sự gắng sức ít nhất.

Các kỹ thuật giúp tăng tính vận động (mobility):

  • Khởi đầu nhịp nhàng (rhythmic initiation)
  • Xoay nhịp nhàng (rhythmic rotation)
  • Co-nghỉ (thư giãn) (contract- relax)
  • Giữ-nghỉ (hold- relax)
  • Giữ-nghỉ vận động chủ động (hold- relax active movement)

Các kỹ thuật giúp tăng sự ổn định/làm vững

  • Co cơ đẳng trường luân phiên (alternating isometrics)
  • Ổn định nhịp nhàng (rhythmic stabilization)

Các kỹ thuật giúp tăng tính vận động có kiểm soát và kỹ năng:

  • Đảo nghịch chậm (slow reversals)
  • Đảo nghịch chậm- giữ (slow reversal hold)
  • Đảo nghịch chủ vận (agonist reversal)
  • Kháng trở tăng tiến (resisted progression): kỹ năng

Bảng: Các kỹ thuật PNF liên quan với các giai đoạn của Kiểm soát Vận động

Kỹ thuật Vận động ổn định Vận động có kiểm soát Kỹ năng
Đảo nghịch chủ vận x x
Co đẳng trường luân phiên x
Co-nghỉ x
Giữ-nghỉ x
Giữ-nghỉ vận động chủ động x
Khởi động nhịp nhàng x
Xoay nhịp nhàng x
Làm vững nhịp nhàng x
Đảo nghịch chậm- giữ x x x
Đảo nghịch chậm x x

Người điều trị cần thiết kế chương trình điều trị phù hợp với yêu cầu của người bệnh. Các yếu tố cần phải cân nhắc bao gồm:

  • Điều trị trực tiếp (lên vùng bị khiếm khuyết…) hay gián tiếp (lên vùng lân cận hoặc hướng sự chú ý của người bệnh lên vùng ít bị ảnh hưởng hơn).Ví dụ của điều trị trực tiếp: Để gia tăng tầm vận động gập, dạng và xoay ngoài vai, người KTV điều trị vai đó bằng kỹ thuật Co-Nghỉ lên cơ ngực lớn bị căng.Ví dụ của điều trị gián tiếp: Để tăng tầm vận động gập, dạng và xoay ngoài vai, người KTV kháng lại co đẳng trường gấp cổ tay và quay sấp ở tay đó. Sau khi kháng lại sự co cơ, bệnh nhân và KTV thư giãn. Sử dụng kỹ thuật Giữ-Nghỉ này sẽ tạo nên co cơ và thư giãn của cơ ngực lớn cùng bên do sự lan truyền. Tay tập không cần phải di chuyển mà có thể đặt ở một tư thế thoải mái.
  • Các hoạt động phù hợp (vận động hay làm vững, loại co cơ nào)
  • Tư thế bệnh nhân phù hợp nhất (xem xét sự thoải mái và an toàn của người bệnh, tác dụng của trọng lực, ảnh hưởng lên các cơ hai khớp, tăng tiến của điều trị, sự tạo thuận phản xạ, bài tập chuỗi vận động đóng hoặc mở, tư thế để giảm co cứng…)
  • Các kỹ thuật và nguyên lý
  • Các mẫu vận động và kết hợp các mẫu
  • Các hoạt động hướng mục đích và chức năng.

Cần tái lượng giá người bệnh thường xuyên để phát hiện sự thay đổi và hiệu quả điều trị, chỉnh sửa điều trị nếu cần để đạt được mục tiêu đề ra.
Sự thay đổi điều trị có thể gồm:

  • Thay đổi các kỹ thuật hoặc nguyên lý
  • Tăng hoặc giảm tạo thuận bằng cách sử dụng phản xạ, tiếp xúc bằng tay, tín hiệu thị giác, lời nói, kéo tách hoặc nén ép
  • Tăng hoặc giảm kháng trở
  • Tập với bệnh nhân ở tư thế chức năng
  • Tăng tiến sang những hoạt động phức tạp hơn
Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận