Kỹ thuật PNF: Tiến triển nằm ngửa

Chia sẻ tin này:

Các mẫu và kỹ thuật PNF có thể được sử dụng ở các tư thế khác nhau hình thành nên chuỗi phát triển. Các chuỗi phát triển gồm các tư thế và vận động tăng tiến dần độ khó mức độ chức năng biểu hiện sự trưởng thành và phối hợp giữa các hệ thống của cơ thể. Có hai chuỗi phát triển ở người:

  • Tiến triển sấp (điển hình ở trẻ nhỏ): gồm các tư thế nằm sấp, nằm sấp tựa khuỷu, 4 điểm, quỳ, bán quỳ, và đứng
  • Tiến triển ngữa (điển hình ở người lớn): gồm các tư thế nằm ngữa, nằm ngữa gập gối háng (hook-lying), nằm nghiêng, dựng người lên khuỷu, đẩy người ngồi dậy với một tay, ngồi, và đứng.
  1. Tiến triển nằm ngữa:
    • Tư thế nằm ngữa gập gối-háng (hook-lying)

Tư thế nằm ngữa gập gối háng chuẩn bị cho bệnh nhân bắt cầu và lăn, là những vận động quan trọng ở tư thế nằm ngữa. Để đạt tư thế này có thể sử dụng các mẫu PNF chi dưới một bên hoặc hai bên, chú trọng vào giai đoạn vận động.
Có thể sử dụng mẫu D1 flex chi dưới để giúp bệnh nhân co chân lên từ tư thế duỗi hai chân (xem phần trước). Hoặc cũng có thể dùng phản xạ gấp khối (ba co) của chân để đạt mục đích này (hình).
nằm ngữa PNF_page8_image1
Hình: Mẫu vận động khối chi dưới để trợ giúp chuyển sang tư thế nằm gập gối háng, tiếp xúc bằng tay ở sau cẳng chân và mu bàn chân
Khi bệnh nhân đã ở tư thế gập gối háng, giúp bệnh nhân giữ tư thế này độc lập (giai đoạn làm vững của kiểm soát vận động) bằng các kỹ thuật như Co đẳng trường Luân phiên, Làm vững Nhịp nhàng. Tiếp xúc bằng tay có thể đặt từ vùng đùi đến cổ chân một cách thích hợp để thay đổi kháng trở lên người bệnh.
Sau đó, KTV chú trọng vào giai đoạn vận động có kiểm soát, nghĩa là vận động phần gần dựa trên một tư thế vững. Ví dụ dạng/khép háng và xoay thân dưới ở tư thế này. Các kỹ thuật có thể sử dụng là Đảo nghịch Chậm, Đảo nghích Chậm Giữ, và Đảo nghịch Chủ vận. Tiếp xúc bằng tay thường đặt ở lồi cầu trong và ngoài xương đùi.
nằm ngữa PNF_page8_image3
Hình: Trợ giúp xoay thân ở tư thế nằm gập gối háng
Bắt cầu: Là tư thế quan trọng cho nhiều hoạt động chức năng như mặc áo quần, vệ sinh, di chuyển trên giường, chuyển trọng lượng để giảm loét đè ép. Vận động bắt cầu cũng bao gồm duỗi háng và xoay chậu, là thành phần quan trọng trong giai đoạn tựa của dáng đi. Bắt cầu gia tăng chịu trọng lượng qua bàn chân và có thể giảm trương lực cơ duỗi ở bệnh nhân tăng trương lực. Bắt cầu đòi hỏi thăng bằng, điều hợp, chức năng trong khi hoạt hóa nhiều nhóm cơ. Bắt cầu là một ví dụ của giai đoạn ba của kiểm soát vận động.
nằm ngữa PNF_page8_image2
Hình: Chuẩn bị bắt cầu bằng nén ép
 Bắt cầu được tạo thuận bằng tiếp xúc bằng tay ở phần trước xương chậu gần gai chậu trước trên. Tiếp xúc bằng tay và trợ giúp thích hợp nhằm giúp bệnh nhân đạt được giai đoạn vận động sang tư thé bắt cầu. Bệnh nhân thường có thể giữ tư thế bắt cầu (giai đoạn vững) trước khi có thể chủ động chuyển sang tư thế bắt cầu. Khi đã ở tư thế bắt cầu, các kỹ thuật như Co đẳng trường Luân phiên, Làm vững Nhịp nhàng có thể được áp dụng ở xương chậu, sau đó thấp hơn để gia tăng độ vững. Với những bệnh nhân yếu một bên, kháng trở thường đặt ở bên mạnh trong khi trợ giúp ở bên yếu. Khi bệnh nhân có thể đạt được tư thế bắt cầu không cần trợ giúp, có thể tăng tính vận động có kiểmsoát bằng kỹ thuật Đảo nghịch Chủ vận. Cũng có thể tăng độ khó của bắt cầu bằng thay đổi đế nâng đỡ, gia tăng thời gian giữ, hoặc thêm vào vận động của chi. Ví dụ như đưa một chân lên bằng cách gập háng hoặc duỗi gối khi bệnh nhân giữ tư thế bắt cầu hoặc sử dụng kỹ thuật kháng trở ở chi.
Vận động trên giường (Scooting) được xem là một vận động kỹ năng liên quan đến tư thế gập háng-gối và bắt cầu. Vận động trên giường thường khó và đòi hỏi điều hợp của đầu, thân trên, thân dưới, và các chi. Sử dụng tiếp xúc bằng tay để tạo thuận và trợ giúp hoặc kháng trở thích hợp. Tiếp xúc bằng tay ở dưới xương đòn để tạo thuận gập thân trên, hoặc ở xương chậu ở để tạo thuận thân dưới.
1.2. Lăn nghiêng:
Cũng như những hoạt động phức tạp, mỗi người sử dụng các cách khác nhau để lăn với các vận động gấp, duỗi, hoặc kéo đẩy với một tay hoặc chân.
Tư thế nằm gập háng gối hoặc nằm nghiêng khuyến khích một số thành phần hoặc phương pháp lăn. Ở tư thế gập gối háng, cánh tay đòn ở chi dưới và thân ngắn hơn do đó tập trung vào cơ thân dưới và háng. Nằm nghiêng là tư thế lý tưởng để tập trung vào tạo thuận xoay thân hoặc giảm tác động của trọng lực lên các mẫu chi. Ví dụ đặt tư thế và tiếp xúc bằng tay cho lăn nghiêng ở hình vẽ.
nằm ngữa PNF_page8_image5
Hình: Tư thế chuẩn bị và tiếp xúc bằng tay để tạo thuận lăn từ nằm ngữa sang nghiêng phải
Có thể sử dụng mẫu D2 duỗi chi trên, D1 gấp chi dưới để tạo thuận lăn với gối gập. Khi ở tư thế nằm nghiêng, có thể sử dụng mẫu D2 gấp chi trên hoặc D1 duỗi chi dưới để chuyển từ nằm nghiêng trở lại nằm ngữa. Ở tư thế nằm nghiêng, có thể sử dụng các mẫu chi trên để cải thiện sức mạnh và điều hợp chi và củng cố các thành phần cần thiết của lăn.
nằm ngữa PNF_page8_image4
Hình: Mẫu D1 chi dưới để tạo thuận lăn sang nằm nghiêng phải
Kỹ thuật khởi động nhịp nhàng thường được sử dụng để hướng dẫn cho người bệnh lăn, tiến triển từ thụ động sang trợ giúp, chủ động với kháng trở nhẹ.
Sau đó, có thể sử dụng các kỹ thuật Đảo nghịch Chậm, Đảo nghịch Chậm Giữ và Đảo nghịch vào động tác lăn chú trọng vào các chiến lược vận động thích hợp, kiểm soát thân, sử dụng hiệu quả các mẫu chi.
Tăng cường làm vững tư thế nằm nghiêng bằng các kỹ thuật Co đẳng trường luân phiên hoặc Làm vững nhịp nhàng

1.3. Ngồi
Ngồi là tư thế chức năng chính của nhiều hoạt động, và là tư thế trung gian giữa nằm và đứng. Ngồi giải phóng hai tay và thân ở tư thế thẳng. Học cách chuyển trọng lượng và kiểm soát đường giữa của thân và chậu giúp phát triển thăng bằng, sức mạnh, và kiểm soát thần kinh cơ cần cho dáng đi. Nhiều kết hợp vận động thân và chi có thể được thực hiện ở tư thế ngồi, cho phép phát triển vận động và làm vững ở nhiều vùng của cơ thể. Các phản ứng thăng bằng cũng có thể được tạo thuận ở tư thế này.
Tư thế ngồi đúng là tư thế với xương chậu ở vị trí trung gian, đường cong cột sống bình thường, đầu thẳng. Điều chỉnh tư thế bắt đầu trước tiên ở xương chậu vì đây là gốc của tư thế ngồi thẳng. Hai tay KTV đặt ở mào chậu giúp bệnh nhân nhận biết vận động của xương chậu như nghiêng chậu ra trước. Trợ giúp nếu cần để bệnh nhân đạt tư thế ngồi thẳng.
nằm ngữa PNF_page8_image6
Hình: Tạo thuận ngồi thẳng bằng nén ép
 Khởi đầu nhịp nhàng và Giữ-nghỉ Vận động chủ độnglà các kỹ thuật hữu ích để hướng dẫn bệnh nhân giữ tư thế ngồi thẳng đối xứng (giai đoạn vận động). Khi bệnh nhân đạt tư thế ngồi thẳng, sử dụng các kỹ thuật Co đẳng trường Luân phiên, hoặc Làm vững Nhịp nhàng để gia tăng làm vững(stability)
Các hoạt động chịu trọng lượng chi trên, có tạo thuận hoặc không, có thể phù hợp ở tư thế ngồi, đặc biệt trong giai đoạn làm vững. Tiến triển sang giai đoạn vận động có kiểm soát bằng chuyển trọng lượng sang hai bên, các mẫu vận động chi trên một bên, các vận động thân ở mặt phẳng chính hoặc chéo, và mẫu chặt hoặc nâng.
nằm ngữa PNF_page8_image7
Hình: Kỹ thuật Giữ nghỉ Vận động chủ động để thúc đẩy ngồi thẳng
1.4. Ngồi sang đứng
Di chuyển từ ngồi sang đứng đòi hỏi bệnh nhân chuyển trọng tâm qua chân đế và nâng cơ thể lên chống lại trọng lượng. Nghiêng thân người ra trước với háng gập và hai gối phía trước bàn chân làm trọng tâm đi qua bàn chân và làm cho trọng lượng của cơ thể chuyển ra phía trước và lên trên. Khi bệnh nhân tiếp tục cúi ra trước, hai mông nhấc khỏi ghế, và cuối cùng háng và gối duỗi khi thân chuyển sang tư thế đứng thẳng. Cần lưu ý là vận động đúng thời điểm, nhiều bệnh nhân duỗi gối trước khi duỗi háng làm cho khó đạt tư thế đứng thẳng.
Để tạo thuận chuyển từ ngồi sang đứng, KTV đứng ở phía trước hoặc chéo với bệnh nhân (ở bên yếu hơn). Tiếp xúc bằng tay tùy theo nhu cầu và khả năng của bệnh nhân. Tiếp xúc bằng tay ở thân trên với bệnh nhân có thể đứng nhưng cần thông tin để vận động đúng trình tự và thời gian. Tiếp xúc bằng tay ở xương chậu (giữa mào chậu và gai chậu trước trên) với bệnh nhân đòi hỏi tạo thuận nhiều hơn. Trong vận động chuyển tiếp, KTV chuyển trọng lượng ra sau cùng lúc với vận động ra trước của người bệnh. Hướng dẫn bằng lời “cúi người ra trước và đứng dậy” được sử dụng. Các mẫu nâng có thể kết hợp vào vận động để tăng chuyển trọng lượng ra trước và giữ tư thế thân thẳng.
Nếu chỉ cần trợ giúp ở bên yếu, KTV có thể tiếp xúc bằng tay ở mông hoặc gai chậu sau trên bên mạnh. Nếu cần trợ giúp nhiều hơn, cả hai tay của KTV đặt ở sau mông để hỗ trợ bệnh nhân dứng, giữ nhịp thời gian chuyển tư thế phù hợp. Ban đầu nên tập với ghế cao để cần ít lực và tầm độ vận động hơn. Các mẫu chi dưới kháng trở, bắt cầu và các hoạt động vận động có kiểm soát ở tư thế ngồi hoặc quỳ giúp bệnh nhân có đủ sức mạnh, điều hợp và kiểm soát vận động cần thiết để thực hiện chuyển từ ngồi sang đứng thành công.

1.5. Đứng và dáng đi
Đứng là cơ sở của nhiều hoạt động chức năng cao hơn như dáng đi, dịch chuyển xoay, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nấu ăn hoặc vệ sinh nhà, các kỹ năng nghề nghiệp. Chuyển từ ngồi sang đứng là giai đoạn vận động của kiểm soát vận động. Một khi bệnh nhân đã đứng thẳng. có thể sử dụng nén ép ở xương chậu để tăng sự đồng co ở chi dưới và gia tăng làm vững. KTV đứng đối mặt bệnh nhân theo hướng chéo với một chân đặt trước khi sử dụng nén ép. Tiếp xúc bằng tay đặt ở trước trên mào chậu cả hai bên. Nén ép hướng xuống dưới và ra sau một góc 450 về phía gót chân bệnh nhân và lực nén ép tăng dần theo sự đáp ứng của bệnh nhân. Có thể sử dụng kỹ thuật Co đẳng trường Luân phiên hoặc Làm vững Nhịp nhàng để tăng thêm làm vững. Thay đổi vị trí tiếp xúc để tăng kháng trở, từ tiếp xúc quanh xương chậu, đùi, thân dưới sang cẳng chân, đai vai hoặc chi trên.
Các hoạt động vận động có kiểm soát bao gồm chuyển trọng lượng và ngồi xổm một phần. Ban đâù có thể chuyển trọng lượng ở tư thế đứng hai chân ngang hàng (sang hai bên), sau đó tiến triển đến tư thế đứng chân trước chân sau (chuyển trọng lượng ra trước). Tiếp xúc bằng tay có thể đặt ở hai bên xương chậu để nén ép và tạo thuận kiểm soát xương chậu.
nằm ngữa PNF_page8_image8
nằm ngữa PNF_page8_image9
Hình: Tạo thuận đứng hai chân hai bên (nén ép với A, B; Làm vững nhịp nhàng với D)
nằm ngữa PNF_page8_image11
nằm ngữa PNF_page8_image12
Hình: Làm vững và kiểm soát xương chậu ở tư thế chân trước-sau
A: Nén ép qua xương chậu, B: Nén ép với tư thế đứng phía sau, C: Tạo thuận kiểm soát khung chậu chuẩn bị giai đoạn đu đưa (chân phải)
Khởi động nhịp nhàng trợ giúp bệnh nhân chuyển trọng lượng từ vận động thụ động, chủ động trợ giúp, chủ động, và kháng trở nhẹ. Có thể sử dụng Đảo nghịch Chậm giữ để kích thích chuỗi co cơ đẳng trương sau đó đẳng trường sử dụng trong dáng đi.
Tiến triển tiếp theo có thể là tập bước tới lui với một chân, tập kết hợp dáng đi phối hợp hai chân với tiếp xúc bằng tay ở xương chậu và kéo căng tạo thuận các cơ gấp háng lúc bắt đầu thì đu đưa, dáng đi có kháng với tiếp xúc bằng tay ở xương chậu, sau đó ở thân và chi dưới.
nằm ngữa PNF_page8_image10nằm ngữa PNF_page8_image13
nằm ngữa PNF_page8_image14
Hình: Tạo thuận và trợ giúp trong thì đu đưa của dáng đi

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận