Kỹ thuật PNF: Các mẫu vận động

Chia sẻ tin này:

Các mẫu vận động PNF được mô tả bởi Knott và Voss là những mẫu vận động khối liên quan đến các vận động xoay và chéo của chi trên, chi dưới, thân trên, thân dưới, và cổ. Các mẫu chéo được bắt đầu với các cơ ở tư thế kéo dài. Sau đó các cơ co, di chuyển phần cơ thể qua tầm vận động đến tư thế làm ngắn. Các kỹ thuật của PNF có thể được sử dụng với bất kỳ mẫu PNF nào.

  1. Các mẫu chi

Hai mẫu vận động chéo ở chi chính được gọi là mẫu chéo 1 (D1) và mẫu chéo 2 (D2). Các mẫu vận động chi được gọi tên theo hướng vận động xảy ra ở khớp gần (như vai) và vận động đưa đến khi thực hiện mẫu đó. Mỗi mẫu chéo được chia tiếp thành hướng gấp và duỗi. Chẳng hạn, trong mẫu D1 gấp của chi trên (UE), vai di chuyển thành tư thế gấp và trong D1 duỗi, vai di chuyển đến tư thế duỗi. Các khớp ở giữa có thể gấp hoặc duỗi. Các mẫu tay và chân duỗi thẳng được sử dụng để nhấn mạnh thành phần gần của mẫu và huy động thân mình hoạt động nhiều hơn. Khi các khớp ở giữa ở tư thế gấp, các thành phần ở giữa hoặc đầu xa của chi được nhấn mạnh nhiều hơn. Các mẫu chi trên sẽ được mô tả ở tư thế nằm ngữa.
1.1. Các mẫu chi trên: (UE patterns)

  • UE D1 Gấp và UE D1 Duỗi

Mẫu UE D1 Gấp gồm gấp/khép/xoay ngoài vai. Tay khởi đầu ở tư thế duỗi cạnh thân, cách hông khoảng một nắm tay. Vai duỗi/dạng/xoay ngoài với cẳng tay quay sấp, cổ tay nghiêng trụ. KTV yêu cầu người bệnh “nắm chặt tay tôi và kéo lên” vai đối diện.
Mẫu UE D1 Duỗi di chuyển theo hướng đảo ngược của mẫu gấp và gồm duỗi/dạng/xoay trong. Bệnh nhân bắt đầu với tay gấp với khớp khuỷu ngang quá đường giữa thân ở mức mũi. Cẳng tay xoay ngữa với cổ tay và các ngón gập, cổ tay nghiêng quay. KTV yêu cầu bệnh nhân “mở bàn tay ra và đẩy xuống”. Mẫu UE D1 gấp thường được nghĩ là thực hiện chức năng ăn uống và UE D1 duỗi có chức năng bảo vệ ở tư thế ngồi.

  • UE D2 Gấp và UE D2 Duỗi

Mẫu chéo chi trên thứ hai (UE D2) gồm vai gấp/dạng/xoay ngoài. Tay bắt đầu duỗi qua bên kia với khớp khuỷu ở đường giữa, cẳng tay quay sấp, cổ tay và các ngón gấp, cổ tay nghiêng trụ. KTV yếu cầu bệnh nhân “nâng cổ tay và cánh tay lên”.
Mẫu UE D2 duỗi ngược lại với mẫu gấp và gồm vai duỗi/khép/xoay trong. Tay bắt đầu ở tư thế gấp vai cách tai cùng bên khoảng một nắm tay. Vai xoay ngoài, cẳng tay quay ngữa, cổ tay duỗi và nghiêng quay, các ngón duỗi. KTV yêu cầu bệnh nhân “nắm chặt tay tôi và kéo xuống qua bên kia”.

ue
1.2. Các mẫu chi dưới: (LE patterns)

  • LE D1 Gấp và LE D1 Duỗi

Các mẫu chi dưới (LE) có thể được mô tả ở tư thế nằm ngữa nhưng sẽ lên quan đến các vận động chức năng ở tư thế ngồi và đứng.
Mẫu LE D1 gồm háng gấp/khép/xoay ngoài. Chân bắt đầu ở tư thế duỗi thẳng với gót chân thẳng hàng với vai cùng bên. Chân dạng, xoay trong. Bàn chân gấp lòng và xoay ngoài. Bệnh nhân được yêu cầu “nâng bàn chân lên và kéo chân qua bên kia”. Gấp gối thường kèm các vận động chức năng và do đó, là hướng vận động chung của khớp giữa trong mẫu này. Đây là vận động được sử dụng để bắt chéo chân này qua chân kia ở tư thế ngồi hay đưa bàn chân lên tay đối diện để tháo giày. Nếu bệnh nhân nằm ngữa, chân đưa lên cao (không trung).
Mẫu đảo nghịch, D1 duỗi, gồm háng duỗi/dạng/xoay trong. Chân bắt đầu với gối và háng gập, háng xoay ngoài. Bàn chân gập mu và xoay trong. Bệnh nhân được yêu cầu “đạp bàn chân xuống dưới và ra ngoài”. Vận động này giống như giai đoạn tựa của dáng đi và đứng dậy từ tư thế ngồi. chân duỗi háng và gối với cổ chân gập lòng và xoay ra ngoài.
 

  • LE D2 Gấp và LE D2 Duỗi

Mẫu chéo chi dưới D2 gồm háng gấp/dạng/xoay trong. Chân bắt đầu với tư thế gối và háng duỗi, háng xoay ngoài. Để đưa gối qua đường giữa của cơ thể, chân bên kia ở tư thế đạng. bàn chân gấp lòng và vẹo trong. KTV yêu cầu bệnh nhân “kéo bàn chân lên và đưa chân ra ngoài”. Mẫu LE D2 gấp không thường được sử dụng như các mẫu LE khác nhưng là một cách để gợi nên xoay ngoài bàn chân kèm gập mu, một kết hợp vận động khó ở bệnh nhân bị đột quỵ.
 Mẫu LE D2 duỗi là đảo nghịch của mẫu gấp, gồm háng duỗi/khép/xoay ngoài. Tư thế băt đầu với háng và gối gấp, háng dạng. Háng xoay trong và cẩn thận tránh căng quá mức ở mặt trong gối. bệnh nhân được yêu cần “đạp bàn chân xuống và vào trong”. Ở tư thế đứng, vận động này tương tự như một cú tạt bóng ngang của cầu thủ.

le

Các mẫu gốc: bả vai/xương chậu

Bả vai:

  • Nâng trước (D1 flex) và hạ sau (D1 ext)

Bả vai di chuyển theo các mẫu chéo cùng với sinh cơ học bả vai-lồng ngực.
Mẫu bả vai gấp D1 là nâng vai ra trước. Bả vai nâng và đưa ra trước (protract) khi tay đưa chéo qua cơ thể. Mẫu bả vai D1 duỗi ngược lại với D1 gấp, bả vai hạ và đưa ra sau.
image16.pngimage17.png
Hình: Kháng trở với mẫu nâng bả vai ra trước, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc

  • Nâng sau (D2 flex) và hạ trước (D2 ext)

Mẫu bả vai D2 gấp là nâng ra sau, như khi đưa tay lên và xoay ngoài, và mẫu bả vai D2 duỗi hạ va trước, như khi nằm nghiêng chống tay ngồi dậy.
image18.png
Để dễ nhớ, có thể hình dung bả vai di chuyển trên lồng ngực, hông di chuyển theo các hướng như trên mặt đồng hồ, với các hướng chéo D1 (1 giờ- 7 giờ) và D2 (11 giờ- 5 giờ).
image19.png
image20.png
Hình: Mẫu nâng nâng bả vai ra sau, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc
image21.png
Hình: Mẫu hạ bả vai ra trước, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc

  • Xương chậu:

Cũng như các mẫu bả vai liên quan đến các mẫu chi trên, các mẫu xương chậu iên quan đến các mẫu chi dưới (nhưng tầm vận động ít hơn). Có 4 mẫu chéo D1 (gấp/duỗi) và D2 (gấp/duỗi) tương tự như mẫu chéo bả vai.

  • Nâng trước (D1 flex) và hạ sau (D1 ext)

image22.png
image23.png
Hình: Kháng trở với mẫu nâng nâng chậu ra trước, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc

  • Nâng sau (D2 flex) và hạ trước (D2 ext)

image24.png

Mẫu cổ:

  • Gấp cổ và xoay sang bên

image25.png
Hình: Mẫu gấp và xoay cổ sang trái, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc

  • Duỗi cổ và xoay sang bên

image26.png
Hình: Mẫu duỗi và xoay cổ sang phải, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc

Mẫu thân phối hợp: Lifts (nâng) và chops (chặt), đảo nghịch

Kết hợp các mẫu PNF chi trên có thể hoạt hóa các cơ thân, đặc biệt là các cơ xoay thân. Hai tay tiếp xúc với nhau, một tay giữ cổ tay kia, bàn tay kia tự do. Tay có bàn tay tự do có thể được gọi là tay dẫn. Vận động của tay dẫn xác định tên của mẫu thân.

  • Mẫu nâng (Lifts):

Nếu tay dẫn theo mẫu D2 (gấp/dạng/xoay ngoài) Gấp, vận động được gọi là mẫu nâng. Vận động đi xuống của mẫu thân được gọi là nâng đảo nghịch. Trong động tác nâng đảo nghịch, tay dẫn thực hiện mẫu D2 duỗi.
Có thể sử dụng tiếp xúc bằng tay để tạo thuận và thay đổi theo tình huống bệnh nhân. Kết hợp cả hai tay gia tăng sự lan truyền đến các cơ thân. Kháng trở có thể sử dụng để thúc đẩy vận động đẳng trương qua suốt tầm vận động hay gia tăng co cơ đẳng trường ở một tư thế mong muốn. Giữ tư thế nâng cuối tầm có thể tạo thuận duỗi thân, kéo dài một bên của thân và chuyển trọng lượng.
image27.png
Hình: Mẫu nâng chi trên, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc

  • Mẫu chặt (choppings):

Mẫu thân còn lại gọi là mẫu chặt. Hai tay tiếp xúc như trên tay dẫn thực hiện mẫu D1 (duỗi/dạng/xoay trong) Duỗi. kết hợp các mẫu chi trên này tạo thuận gấp thân, làm ngắn thân một bên và chuyển trọng lượng. Vận động lên trên từ mẫu chặt được gọi là chặt đảo nghịch.
image28.png
Hình: Mẫu chặt chi trên, tư thế bắt đầu và tư thế kết thúc

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận