Chăm sóc bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi

Chia sẻ tin này:

A. ĐỐI VỚI BỆNH KHÔNG PHẪU THUẬT:
Bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi loại không di lệch hoặc di lệch vừa thường được điều trị bảo tồn:
– Bệnh nhân trẻ có thể được bó bột chậu đùi bàn chân và cho tập sớm.
– Bệnh nhân lớn tuổi, đa số được bó bột chống xoay
– Gãy liên mấu chuyển điều trị bảo tồn thường lành xương sau 3 -5 tháng nhưng biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi do nằm lâu.
lienmau1

Hình ảnh gãy liên mấu chuyển xương đùi phải

I. Mục đích chăm sóc:
1. Tuần đầu:
– Tập ngồi dậy sớm, co duỗi nhẹ chân đau, tập thở bụng, không thòng chân đau xuống giường
– Tập gồng các ngón chân bên đau và các chi còn lại
– Ăn nhiều thịt, cá, rau các loại, uống nhiều nước
– Nằm trên giường rộng rãi không nệm, có thể lót 1 lớp nệm mỏng loại chống loét.
– Dùng 1 gối tròn nhỏ dài 40-50cm để giữa 2 đầu gối để 2 chân (nếu có ).
2. Tuần thứ 2:
– Vẫn chăm sóc như trên và  tăng cường các thuốc chống loãng xương.
3. Tuần thứ 3-4:
– Tăng co duỗi khớp háng và gối nhiều hơn.
4. Tuần thứ 5:
– Bỏ gối nhỏ giữa 2 đầu gối, có thể cắt bỏ bột, cho thòng 2 chân xuống mép giường.
5. Tuần thứ 6 trở đi:
– Tập đi 2 nạng, lúc đầu chống nhẹ chân đau, sau đó chống mạnh dần.
– Sau 3 tháng có thể bỏ nạng dần.
II.Những điều nên tránh:
– Khép 2 chân lại sẽ làm ngắn chân.
– Lót gối hoặc khăn vào khoeo chân gây co rút khớp gối chân đau hoặc cả 2 chân.
– Nằm quá lâu trên giường dễ bị loãng xương.
*Chú ý:
– Cần tái khám ngay nếu thấy đau nhiều hơn bình thường hoặc loét ở mông, cẳng chân kéo dài.
– Theo dõi các biến chứng do bột như: loét da, chèn ép thần kinh mạch máu, đơ khớp do không cử động.
B. ĐỐI VỚI BỆNH ĐƯỢC PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG:
Gãy liên mấu chuyển là loại gãy dễ có biến chứng vì quá đau, khó lăn trở được trong trường hợp gãy di lệch nhiều.
I. Mục đích chăm sóc:
– Tránh các biến chứng do nằm lâu không lăn trở như: loét da, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng hô hấp….
– Giúp người bệnh tập phục hồi sớm trong đi đứng, sinh hoạt hàng ngày.
II. Phương pháp:
1. Ngày đầu sau mổ:
– Cử động nhẹ nhàng trên giường, theo dõi tổng trạng.
2. Ngày thứ 2:
– Tập ngồi dậy từ từ, dựa lưng trên ván, tập thở bụng, co duỗi nhẹ chân mổ
3. Ngày thứ 3:
– Tập ngồi thòng chân xuống giường.
4. Ngày thứ 4:
– Tập đi bằng khung tập đi hoặc 2 nạng khi tổng trạng cho phép theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Ngày thứ 5 -7:
– Có thể cho về, tắm nắng mỗi sáng, tập đi.
6. Ngày thứ 10-14:
– Cắt chỉ, tăng co duỗi khớp háng.
7. Ngày thứ 15 -30:
– Tập đá tạ, chống mạnh dần chân đau.
– Tái khám mỗi tháng, XQuang kiểm tra (nếu cần). Sau 2 tháng bỏ nạng bên chân đau.
– Sau 3,4 tháng bỏ nạng còn lại.
– Khoảng 4-6 tháng xương lành.
III. Những điều nên tránh:
– Nằm quá lâu trên giường dễ bị loãng xương.
– Không dám cử động vì sợ xương lệch lại.
– Tránh tréo chân và ngồi xổm.
– Tránh chống mạnh chân đau quá sớm.
*Chú ý:
– Cần tái khám ngay nếu thấy sự tự nhiên đau nhiều hơn bình thường.
ĐD Phạm Thị Huỳnh Công – Ngoại CT

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận