Bài tập chuỗi đóng và bài tập chuỗi mở

Chia sẻ tin này:

KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI CHUYỂN ĐỘNG (KINETIC CHAIN)

Khi phần xa của chi bị cố định, như khi bàn chân tựa đất, chuỗi chuyển động (của các khớp háng, gối, cổ chân) được gọi là đóng. Trong trường hợp một chuỗi chuyển động đóng, vận động của những đoạn gần hơn xảy ra theo một mẫu có thể dự đoán được. Ngược lại,  nếu bàn chân hoặc bàn tay di chuyển tự do trong không gian, được gọi là chuỗi chuyển động mở, vận động xảy ra ở những phân đoạn khác trong chuỗi chuyển động không thể dựa đoán được.
Các bài tập chuỗi chuyển động đóng thường hữu ích trong phục hồi chức năng với các tổn thương chi dưới, nhưng cũng có ích trong một số trường hợp hoạt động chi trên. Thường thì chi trên hoạt động với một chuỗi chuyển động mở và bàn tay di chuyển tự do. Tuy nhiên có một số hoạt động chi trên thực hiện theo chuỗi chuyển động đóng.
Cần chú ý rằng cả bài tập chuỗi đóng và mở đều có vai trò trong quá trình PHCN.
Các hoạt động cơ trong chuỗi chuyển động
Các hoạt động cơ xảy ra trong chuỗi chuyển động mở thường ngược với các hoạt động trong chuỗi chuyển động đóng. Trong bài tập chuỗi chuyển động mở, nguyên ủy là cố định và cơ co tạo nên vận động tại chổ bám tận. Trong bài tập chuyển động đóng, bám tận là cố định và cơ co di chuyển nguyên ủy.
Sự đồng chuyển trong một chuỗi vận động (Concurrent Shift)
Khái niệm đồng chuyển (concurrent shift) áp dụng với các cơ hai khớp có những hoạt động cơ khác nhau trong chuỗi chuyển động trong các hoạt động chịu trọng lượng. Ví dụ như trong một chuỗi chuyển động đóng duỗi háng và gối xảy ra khi một người đứng dậy từ tư thế ngồi. Để tạo nên vận động này, cơ thẳng đùi co ngắn ở khớp gối (co đồng tâm) trong khi nó dài ra ở khớp háng (co ly tâm). Ngược lại, cơ hamstrings ngắn lại ở khớp háng (co đồng tâm) và đồng thời dài ra ở khớp gối (co ly tâm). Kết quả là các co cơ đồng tâm và ly tâm ở hai đầu của cơ tạo nên đồng chuyển. Đây là loại co cơ xảy ra trong các hoạt động chức năng như đi, leo cầu thang, và nhảy cao và không thể tạo lại bởi các bài tập gấp và gập gối chuỗi mở đơn lẻ.
Khái niệm đảo nghịch hoạt động cơ và đồng chuyển là các điểm quan trọng với các bài tập chuỗi đóng.
Thuận lợi và bất lợi của bài tập chuỗi đóng so với bài tập chuỗi mở
Các bài tập chuỗi đóng và bài tập chuỗi mở có những thuận lợi và bất lợi khác nhau trong quá trình PHCN. Chọn lựa loại nào phụ thuộc vào mục tiêu mong muốn. Các đặc tính của bài tập chuỗi đóng là tăng lực ép khớp, tăng sự ăn khớp hai mặt khớp (do đó gia tăng độ vững), giảm lực xé, giảm lực gia tốc, kích thích cảm thụ bản thể, và gia tăng sự ổn định động- tất cả điều này liên quan với chịu trọng lượng. Các đặc điểm của bài tập chuỗi mở gồm tăng lực gia tốc, giảm lực kháng, tăng lực xoay và tách khớp, tăng biến dạng khớp và receptor cơ học của cơ, các lực tăng tốc đồng tâm và giảm tốc ly tâm, thúc đẩy hoạt động chức năng. Đó là những đặc trưng của các hoạt động không chịu trọng lượng.
Từ quan điểm sinh cơ học, các bài tập chuỗi đóng an toàn hơn và tạo nên các lực ít ảnh hưởng các cấu trúc đang lành hơn là các bài tập chuỗi mở. Sự đồng hoạt hóa hoặc đồng co của các cơ chủ vận và đối vận phải xảy ra trong các vận động bình thường để đem lại sự vững khớp. Sự đồng chuyển, xảy ra trong các bài tập chuỗi đóng, giảm các lực xé ảnh hưởng lên khớp, do đó bảo vệ các cấu trúc mô mềm đang lành mà có thể bị tổn thương với các bài tập chuỗi mở (ví dụ sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước). Ngoài ra, các bài tập chịu trọng lượng gia tăng lực ép khớp, làm vững khớp hơn.
Người ta cũng cho răng các bài tập chuỗi đóng, đặc biệt những bài tập với chân, mang tính chức năng hơn các bài tập chuỗi mở bởi vì đó là các hoạt động chịu trọng lượng. Phần lớn các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, như đi lại, leo, đứng dậy, cũng như những hoạt động thể thao, liên quan đến hệ thống chuỗi vận động đóng.
Với các bài tập chuỗi mở, vận động thường cô lập đến một khớp. Các hoạt động chuỗi động mở có thể gồm những bài tập để cải thiện sức mạnh hoặc tầm vận động. Chúng có thể được áp dụng với một khớp bằng tay, như trong các kỹ thuật PNF, hoặc qua kháng trở bên ngoài sử dụng máy tập. Các bài tập cô lập này thường sử dụng co một cơ/nhóm cơ chuyên biệt và thường tạo các vận động một mặt phẳng và đôi khi đa mặt phẳng. Bài tập đẳng động thường được thực hiện trong một chuỗi động mở và có thể đem lại thông tin quan trọng về khả năng tạo lực xoay của khớp đó.
Khi có một rối loạn chức năng nào đó kèm chấn thương, mẫu vận động có thể xảy ra trong hoạt động chuỗi động đóng có thể không dự đoán được bởi vì đau, sưng nề, yếu cơ hoặc hạn chế tầm vận động (tại một khớp). Do đó, xuất hiện các vận động bù (ở các khớp, cơ khác) làm cản trở vận động và hoạt động cơ bình thường. Nếu chỉ sử dụng bài tập chuỗi đóng, các khớp gần hoặc xa với tổn thương có thể bù trừ vận động. Nếu không sử dụng bài tập chuỗi mở để cô lập các khớp (liên quan), có thể không điều chỉnh khiếm khuyết ở phần khớp đó, do đó cản trở quá trình PHCN. KTV phải sử dụng các bài tập chuỗi mở hoặc đóng phù hợp nhất với tình huống cụ thể.
Các bài tập chuỗi đóng sử dụng các loại co cơ khác nhau, đẳng trường, ly tâm và hướng tâm, xảy ra đồng thời ở những nhóm cơ khác nhau, tạo nên vận động đa mặt phẳng ở mỗi khớp trong chuỗi vận động, các hoạt động chuỗi đóng đòi hỏi sự đồng vận của hoạt động các cơ chủ vận và đối vận phức tạp hơn.

SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP CHUỖI ĐÓNG ĐỂ PHỤC HỒI KIỂM SOÁT THẦN KINH CƠ

Cảm thụ bản thể, cảm giác tư thế khớp, và cảm giác vận động cơ thể đóng vai trò quan trọng với kiểm soát thần kinh cơ của các đoạn cơ thể trong chuỗi vận động. Để thực hiện một kỹ năng vận động, các cơ co, xảy ra ở đúng thời điểm và với độ lớn thích hợp, tác động để di chuyển các phần của cơ thể theo một cách điều hợp. Vận động có điều hợp được kiểm soát bởi hệ thần kinh trung ương nơi tích hợp các xung động vào từ receptor cơ học khớp và cơ đang hoạt động trong chuỗi vận động. Vận động điều hợp trơn tru đòi hỏi sự tích hợp của receptor, hồi tác, và thông tin trung tâm điều khiển.
Ở chi dưới, hoạt động chịu trọng lượng chức năng đòi hỏi các cơ và khớp hoạt động phối hợp với nhau. Do đó, các bài tập tác động để tích hợp, thay vì cách ly, tất cả các thành phần chức năng này như các bài tập chuỗi đóng có lẽ là phù hợp và ích lợi nhất.

CÁC BÀI TẬP CHUỖI ĐÓNG ĐỂ PHCN CÁC TỔN THƯƠNG CHI DƯỚI

Các bài tập chuỗi đóng phổ biến ở chi dưới là ngồi xổm cao (minisquat), trượt tường, tấn trước (lunges), đạp chân, máy leo cầu thang, duỗi gối đầu tận sử dụng ống cao xu, đạp xe đạp tĩnh, ván trượt, các ván hệ thống mặt nền cổ chân sinh cơ (BAPS), và Fitter.
image2

 trượt tường

image3

Tấn trước tập cơ tứ đầu ly tâm

image4

Đạp chân (leg press) ít ảnh hưởng vùng thắt lưng (tầm gập gối 0-60 độ)

image7

Tập bước lên xuống           Duỗi gối đầu tận sử dụng ống cao su

Đạp xe đạp tĩnh: có ích vì có thể điều chỉnh mức độ lực chịu trọng lượng lên chấn bị tổn thương. Chiều cao của yên cần được điều chỉnh cẩn thận để giảm thiểu moment gấp gối khi đạp xuống.
Ván BAPS và minitramp: cung cấp chân đế không vững để tạo thuận cảm thụ bản thể và cảm giác khớp bên cạnh làm mạnh cơ, gia tăng khả năng thăng bằng.
image8

ván BAPS

image10

 miniramp

Ván trượt và Fitter: giúp chuyển trọng lượng bên này sang bên kia để tái thiết lập kiểm soát động cũng như cải thiện sức bền tim phổi. Những dụng cụ này tạo các lực vẹo trong và vẹo ngoài lên khớp.
image11

Hình: ván trượt

image12

Fitter

CÁC BÀI TẬP CHUỖI ĐÓNG ĐỂ PHCN CHO CHẤN THƯƠNG CHI TRÊN

Mục đích chính của các bài tập chuỗi đóng ở chi trên là lạnh và kiểm soát thần kinh cơ với các cơ làm vững đai vai.
Chuyển trọng lượng/chịu trọng lượng
image13
image14

Chống đẩy tay

image18

Chống tay đẩy tường         Chống tay đẩy ở tư thế bốn điểm

image19

Chống tay nâng người                    Bài tập làm mạnh với ván trượt

Các bài tập chuỗi đóng chi trên thực hiện trên ván trượt không chỉ tăng cường sức mạnh và sự vững khớp mà còn cải thiện sức bền cơ. Ở tư thế quỳ, bệnh nhân trượt bàn tay tới lui, sang bên, vòng tròn… Cũng có thể trượt tường ở tư thế đứng.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận