Có thai co giật, nghiến răng, mê man không biết gì

Chia sẻ tin này:

Có thai sau 6-7 tháng, hoặc đang lúc đẻ, hoặc trong lúc ở cữ (nhưng phần nhiều thấy trong lúc mang thai) bỗng nhiên tay chân co giật, hàm răng nghiến chặt, hai mắt trực thị, mê man không biết gì. Bệnh nặng thì toàn thân co cứng uốn ván, giống như điên giản, một lúc (thường thường sau 1-2 phút) lại tỉnh lại ngay, phần nhiều hay lên cơn trở đi trở lại, chứng trạng này gọi là Tử giản. Nếu bệnh nặng, thì cơn phát dài hơn, phát nhiều lần, có thể chết cả mẹ lẫn con. Đó là một thứ bệnh nguy hại rất lớn trong thời kỳ thai nghén, lúc chữa bệnh nên đặc biệt coi trọng.

NGUYÊN NHÂN BỆNH

Cơ chế phát bệnh này, chủ yếu là âm huyết hư kém. Vì lúc có thai, huyết phải nuôi thai tất nhiên âm huyết bị kém. Nếu ngoại cảm phong hàn, hoặc Can kinh uất nhiệt đều có thể làm cho cân mạch mất sự hồi dưỡng, sinh ra co quắp mà thành bệnh Tử giản. Nguyên nhân bệnh thường thấy như sau:

  • Ngoại cảm phong hàn

Khi có thai âm huyết vốn đã bị hư, lại cảm phải phong hàn, tà khí làm thương tổn kinh thái dương, tân dịch lại hiện ra không đủ, không nhu nhuận được kinh mạch mà sinh co rút.

  • Can nhiệt sinh phong

Người sẵn có uất nhiệt, có thai mà huyết hư thì uất nhiệt lại nặng thêm, nhiệt đến cực độ thì hại âm, âm bị hư thì mất sự nhu nhuận mà sinh can phong nội động.

  • Hư phong nhiễu động ở trong

Ngày thường vẫn có chứng huyết hư, sau khi có thai huyết phải nuôi dưỡng thai, âm huyết lại càng hiện ra không đủ, âm hư ở dưới, dương nhiễu loạn ở trên thì nội phong phát ra mạnh.

BIỆN CHỨNG

Chứng trạng của bệnh Tử giản phát ra, chủ yếu là bỗng nhiên ngã ra co giật, hôn mê, hàm răng cắn chặt; trước khi phát bệnh thường có hiện tượng nhức đầu, chóng mặt, thân mình mệt mỏi, hoặc sốt cơn, chân hoặc mặt mắt hơi thũng, tim hồi hộp, thở ngắn hơi lợm giọng, nôn oẹ, vùng bụng trên thũng đầy không khoan khoái, tiểu tiện đi luôn (Y học ngày nay gọi là tiền triệu của chứng Tử giản). Lúc có thai 5-6 tháng mà hiện ra những chứng trạng kể trên thì có thể sinh ra chứng Tử giản, cần phải để ý đề phòng. Vì nguyên nhân gây ra chứng Tử giản khác nhau, nên chứng trạng cũng khác nhau, nay phân biệt trình bày sau đây:

  • Chứng ngoại cảm phong hàn

Có thai vài tháng, tay chân mình mẩy đau nhức, gai rét sợ gió, đầu nhức, ngực bứt rứt, bỗng nhiên lợm mửa, toàn thân phát nóng, da thịt nổi gai hôn mê không tỉnh, tay chân co giật, bệnh nặng thì uốn ván, lưỡi nhợt rêu trắng mà ướt, mạch phù hoạt mà khẩn; nếu kèm có đờm, thì trong họng có đờm khò khè, miệng sùi bọt dãi, rêu trắng nhớt, mạch huyền hoạt.

  • Chứng can nhiệt sinh phong

Có thai vài tháng, có lúc thấy đầu choáng mắt hoa, mặt đỏ phát sốt hoặc tính tình nóng nảy, hay tức giận, phát bệnh thì tự nhiên hôn mê ngã quay ra tinh thần không tỉnh táo, tay chân co giật, mặt đỏ, môi hồng, lưỡi hồng rêu vàng sẫm, mạch huyền sác hữu lực.

  • Chứng hư phong nhiễu động ở trong

Có thai vài tháng, ngày thường sắc mặt úa vàng, đầu choáng mắt mờ nổ đom đóm, tim hồi hộp thở ngắn, hoặc hai chân và mặt mắt hơi phù, lúc phát bệnh đầu choáng váng mê không biết gì, tay chân co giật, giống như chứng điên giản lưỡi nhợt không rêu, mạch hư tế mà hoạt.

Chữa bệnh này ngoài việc nắm vững quy luật biện chứng các loại bệnh ra, còn nên phân biệt chứng trạng của nó với chứng kinh giản, chứng trúng phong, khác nhau ra sao nay phân biệt ở biểu đồ sau đây:

BẢNG PHÂN BIỆT ĐỂ CHẨN ĐOÁN CHỨNG TỬ GIẢN, CHÚNG KINH GIẢN VÀ CHÚNG TRÚNG PHONG

Tên bệnh Triệu chứng trước khi phát Chứng trạng chủ yếu Di chứng
TỬ GIẢN Nhức đầu xây xẩm mắt trông mọi vật không thật, nhìn cái nọ hóa ra cái kia, mình mỏi mệt, hai chân hoặc mặt, mát phù hoặc có sốt cơn, tiểu tiện đi luôn Bỗng nhiên ngã vật ra mêm man không biết ai, hàm ràng cắn chặt, mắt trực thị, tay chân co quắp, sùi bọt mép, chốc lát tự tỉnh, tỉnh một chốc lại lên cơn khác. Hay lên cơn vào lúc gần đẻ, vào giữa lúc đẻ hoặc sau lúc đẻ Không
KINH GIẢN Thường không có triệu chứng trước Cũng giống như chứng Tử giản, nhưng hay phát vào lúc thường, sau khi tỉnh lại như thường Không
TRÚNG PHONG Đầu nặng choáng váng hoặc tay chân tê dại Bỗng nhiên ngã vật ra mê man không biết ai, hàm răng cắn chặt hoặc mũi thở như tiếng ngáy, hoặc trong họng có đờm khò khè, hoặc miệng mắt méo xệch, hoặc tay chân tê dại mà không co giật hay cứng đờ Mặt mắt hoặc tay chân tê dại

CÁCH CHỮA

Quy luật chữa Tử giản là lấy dưỡng huyết, dẹp phong, trừ đờm làm chủ yếu, nếu phát vào sau lúc đẻ nên đại bổ khí huyết. Cách chữa cụ thể như: cảm mạo phong hàn thì nên trừ phong tán hàn, dùng Cát căn thang

  • hoặc Ngoại đài cát căn thang (2), Can nhiệt sinh phong thì nên thanh can tả nhiệt, hoạt huyết dẹp phong, dùng Linh dương giác tán (3), hư phong động ở trong nên dưỡng huyết dẹp phong, dùng Câu đằng thang (4), kèm có đờm nhiệt thì gia những vị Đởm tinh, Trúc lịch mà chữa.

CÁC BÀI THUỐC SỬ DỤNG

  • Cát căn thang (Thương hàn luận)

Sắc uống ấm, cho ra dâm dấp mồ hôi.

Cát căn 16g Cam thảo

Ma hoàng 12g Sinh khương

Quế chi 8g Đại táo

Thược dược 8g

4g

12g

4 quả

Vị thuốc Cát căn (sắn dây)
  • Ngoại đài cát căn thang (Ngoại đài bị yếu)
Bối mẫu 8g nhục quế 8g
Cát căn 8g Phục linh 8g
Đơn bì 8g Trạch tả 8g
Phòng phong 8g Cam thảo 8g
Phòng kỷ 8g Độc hoạt 12g
Đương quy Sg Thạch cao 12g
Xuyên khung 8g Nhân sâm 12g

Sắc uống.

  • Linh dương giác tán (Bản sự phương)
Linh dương giác 5 phân Xuyên khung 8g
Độc hoạt 8g Phục thần I2g
Toan táo nhân (sao) 8g Hạnh nhân 8g
Ngũ gia bì 8g Mộc hương 4g
Ý dĩ (sao) 8g Câu đằng 36g
Phòng phong 8g Sinh khương 3 lát
Đương quy (rửa rượu) 8g

Nấu nước sôi rồi đổ thuốc vào mà sắc.

  • Câu đằng thang (Phụ nhân lương phương)

Câu đằng 12g Nhân sâm 12g

Đương quy 8g Cát cánh 4,8g

Phục linh 12g Tang ký sinh 12g

Sắc uống.

loading…
Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận