Kỹ thuật can thiệp rối loạn đại tiện bằng phản hồi sinh học

Chia sẻ tin này:

KỸ THUẬT CAN THIỆP RỐI LOẠN ĐẠI TIỆN BẰNG

PHẢN HỒI SINH HỌC (BIOFEEDBACK)

I.ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa:
Phản hồi sinh học (Biofeedback) là một phương pháp điều trị hành vi sử dụng kỹ thuật “điều phối quan sát,”. Nguyên lý cơ bản là người bệnh sẽ đạt được một hành vi mới thông qua quá trình thử nghiệm. Nếu quá trình học tập này được lặp lại, đặc biệt với cơ chế phản hồi ngay lập tức, khả năng đạt được và hoàn thiện hành vi này sẽ tăng lên gấp vài lần.
Mục đích:
– Cải thiện sức bền của cơ thắt hậu môn;
– Cải thiện sự điều phối giữa cơ bụng, cơ mông, và cơ thắt hậu môn trong khi rặn tự nguyện và sau khi có cảm giác trực tràng;
– Tăng cường cảm giác hậu môn trực tràng.
II.CHỈ ĐỊNHkegels
Người bệnh có rối loạn đại tiện do yếu cơ thắt và/hoặc cảm giác trực tràng bị suy giảm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh không sử dụng phương pháp này
IV.CHUẨN BỊ

  1. Người thực hiện: 01 điều dưỡng viên
  2. Phương tiện

– Giường bệnh, khăn trải giường
– Găng tay, dầu bôi trơn

  1. Người bệnh

– Người bệnh mặc trang phục gọn gàng.
– Giải thích cho người bệnh và người nhà về giải phẫu học, hoạt động của đại tràng trước và sau tổn thương tủy sống
– Giải thích về mục tiêu tập ruột.
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Bài tập Valsava

1.1. Chỉ định: Người bệnh táo bón
1.2. Chống chỉ định: Người bệnh đại tiện không kiểm soát (són phân)
1.3. Chuẩn bị
– Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị toilet, bục gỗ, cốc, nước lọc.
– Chuẩn bị người bệnh:
+ Làm quen với người bệnh
+ Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết việc mình sắp làm.
+ Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.
+ Cho người bệnh uống 1/3 lit nước chia đề trong 30 phút trước khi tập.
1.4. Thực hiện kỹ thuật
– Tư thế ngồi đại tiện (trên hố xí bệt) ngả người về phía trước, 2 gối thả lỏng.
– Hít một hơi thở giữ hơi ở bụng bằng cách phình bụng sau đó nín thở và rặn.
– Xoa bụng ở thì nghỉ 1 phút
– Đánh giá kết quả 10 lần rặn thì 6 lần xì hơi hoặc ra phân
– Mỗi đợt 10 lần rặn , mỗi ngày 5-10 đợt cho đến khi có cảm giác nặng hậu môn hoặc buồn đại tiện.

  1. Bài tập Kegel

2.1. Chỉ định: Người bệnh đại tiện không kiểm soát (són phân)
2.2. Chống chỉ định:  Người bệnh táo bón
2.3. Chuẩn bị
– Chuẩn bị dụng cụ: ghế, bóng, đai chun.
– Chuẩn bị người bệnh:
+ Làm quen với người bệnh
+ Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết việc mình sắp làm.
+ Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.
2.4.Thực hiện kỹ thuật
Bài tập 1: Tập mạnh cơ vùng chậu bằng cách dùng cơ khép và xoay trong đùi
– Tư thế người bệnh: Ngồi trên ghế tựa lưng 2 tay thả lỏng để trên đùi, gối gập, bàn chân để trên sàn
– Đưa quả bóng vào giữa 2 đầu gối.
– Xoay, khép gối đè vào bóng và nâng cơ vùng ch ậu của bạn lên, thắt cơ xung quanh hậu môn và niệu đạo (thắt chặt xung quanh cửa âm đạo nếu là nữ). Giữ lại và đếm đến 10 sau đó thư giãn đầu gối , cơ vùng chậu, lưng, cổ 10 giây sau đó lặp lại như trên.
– Mỗi ngày tập 2-3 lần mỗi lần 3-5 phút
Bài tập 2: Tập mạnh cơ vùng chậu bằng cách dùng cơ bịt và xoay khớp háng
– Tư thế người bệnh: Ngồi trên ghế tựa lưng 2 Tay thả lỏng để trên đùi, gối gập, bàn chân để trên sàn
– Dùng đai chun cố định phần trên gối.
– Đưa gối ra ngoài chống lại sức căng của đai và nâng cơ vùng chậu của bạn lên và thắt chặt thắt cơ xung quanh hậu môn và niệu đạo (thắt chặt xung quanh cửa âm đạo nếu là nữ) chú ý giữ nhịp thở.
– Giữ lại và đếm đén 10 sau đó thư giãn đầu gối , cơ vùng chậu, lưng, cổ 10 giây sau đó lặp lại.
– Mỗi ngày tập 2-3 lần mỗi lần 3-5 phút
https://www.youtube.com/watch?v=BPagtO6AFuY
VI.THEO DÕI
Theo dõi sự cải thiện cơ lực của cơ thắt quanh hậu môn, niệu đạo.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Không có.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận