Lực kéo trong kéo giãn cột sống

Chia sẻ tin này:

Kéo là áp dụng một lực cơ học lên cơ thể theo hướng tách mặt khớp và kéo dài mô mềm xung quanh. Kéo có thể được áp dụng bằng tay của kỹ thuật viên hoặc bằng dụng cụ cơ học. Ngoài ra cũng có thể kéo bằng trọng lượng của chính người bệnh.

  1. Các tác dụng của kéo cột sống

1.1. Kéo dãn mô mềm
Kéo sử dụng lực vừa phải, kéo dài có thể làm tăng chiều dài các mô mềm, bao gồm cơ gân, dây chằng và đĩa đệm.
Tăng chiều dài mô mềm có thể đem lại tác tác dụng có lợi về lâm sàng bằng cách góp phần làm tách mặt khớp hoặc giảm lồi đĩa đệm (xem sau), hoặc bằng cách tăng tầm vận động khớp cột sống và giảm áp lực lên các diện khớp sau, đĩa đệm, và các rễ thần kinh, ngay cả khi không thể tách mặt khớp hoàn toàn.
1.2. Thư giãn cơ
Kéo cột sống đã được báo cáo là tạo thuận thư giãn các cơ cạnh sống. Tác dụng này có thể là do giảm đau do giảm áp lực lên các cấu trúc nhạy cảm đau, hoặc tranh chấp dẫn truyền đau do kích thích các receptor cơ học bởi các vận động dao động thông qua kéo ngắt quãng. Kéo giãn tĩnh có thể làm thư giãn cơ do ức chế đáp ứng đơn synap do kéo căng các cơ trong vài giây, và kéo ngắt quãng có thể làm thay đổi sức căng cơ tạo nên thư giãn cơ thông qua kích thích các cơ quan Golgi của gân qua đó ức chế hoạt tính của neuron vận động anpha.
1.3. Di động khớp (Joint mobilization)
Kéo đã được khuyến cáo là phương pháp di động các khớp để tăng vận động khớp và giảm đau liên quan đến khớp. Lực kéo mạnh kéo căng các cấu trúc mô  và do đó tăng vận động khớp. Lực kéo thấp hơn tạo các vận động dao động lập lại trong kéo ngắt quãng có thể kích thích các receptor cơ học, giảm đau khớp.
1.4. Kéo tách khớp
Kéo tách khớp được định nghĩa là “sự tách hai diện khớp vuông góc với mặt phẳng của khớp”.   Kéo tách khớp sau (facet joint) làm giảm các triệu chứng như đau do quá tải lên các khớp này hoặc chèn ép các rễ thần kinh khi chúng đi qua lỗ liên hợp.
Để kéo tách khớp, lực áp dụng phải đủ lớn. Các lực nhỏ có thể tăng chiều dài mô mềm cột sống mà không đủ để tách mặt khớp. Ví dụ lực bằng 25% trọng lượng cơ thể là đủ để tăng chiều dài của  cột sống thắt lưng; nhưng để tách khớp sau cần lực đến 50% trọng lượng cơ thể. Lực xấp xỉ 7% trọng lượng cơ thể là đủ để tách các thân đốt sống cổ.
1.5. Giảm lồi đĩa đệm
Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng kéo cột sống có thể làm giảm lồi đĩa đệm và do đó có thể làm giảm đau và các triệu chứng liên quan do bệnh lý lồi đĩa đệm. Các cơ chế đề xuất bao gồm tác dụng hút do giảm áp lực nội đĩa kéo phần đĩa đệm chệch hướng trở lại trung tâm, và làm căng dây chằng dọc sau ở mặt sau của đĩa, do đó đẩy phần đĩa bị lệch ra sau trở lại vị trí ban đầu.
Traction_page8_image2
Hình: Tác dụng “hút” phần đĩa đệm thoát vị về vị trí trung tâm do giảm áp lực nội đĩa
Nghiên cứu cho thấy để có thể giảm lồi đĩa đệm, lực kéo với cột sống thắt lưng phải đủ lớn, ít nhất 27 kg (60 lb). Triệu chứng đau cổ, thắt lưng và các dấu hiệu chèn ép rễ có thể cải thiện ở bệnh nhân lồi đĩa đệm là do giảm mức độ lồi đĩa đệm hoặc do các thay đổi khác ở những cấu trúc cột sống, như tăng kích thước lỗ gian sống, thay đổi sự căng của mô mềm hoặc dây thần kinh hoặc trương lực ở các cơ cột sống.
Triệu chứng thường không cải thiện khi kéo ở các bệnh nhân thoát vị đĩa nhiều đầy khoang tủy, hoặc ở các bệnh nhân bị calxi hóa đĩa đệm bị lồi.

  1. Các chỉ định lâm sàng của kéo cột sống

Các chỉ định lâm sàng của  kéo cột sống gồm đau cổ hoặc đau thắt lưng, có hoặc không kèm theo các triệu chứng lan khi gây bởi phình hoặc thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh, giảm vận động khớp, viêm khớp bán cấp, và co thắt cơ cạnh sống.

  1. Chống chỉ định và cẩn trọng của kéo cột sống

Để giảm thiểu khả năng tác dụng phụ xảy ra, ban đầu nên kéo với lực nhỏ và theo dõi sát đáp ứng của bệnh nhân với điều trị. Nếu tình trạng bệnh nhân xấu hơn với kéo, như triệu chứng nặng hơn, lan ra ngoại biên, phân bố rộng hơn hoặc tiến triển sang các triệu chứng khác (như từ đau sang tê hoặc yếu), cần thăm khám lại và thay đổi điều trị phù hợp.
3.1. Hướng dẫn bệnh nhân
Cần hướng dẫn bệnh nhân tránh hắt hơi hoặc ho khi kéo, vì những hoạt động này làm tăng áp lực ổ bụng và do đó có thể tăng áp lực nội đĩa đệm. Nếu kéo thắt lưng thì bệnh nhân nên tránh thời điểm sau ăn no hoặc căng tức bàng quang.
3.2. Chống chỉ định
– Khi vận động là chống chỉ định ví dụ gãy xương không vững, chèn ép tủy, và ngay sau phẫu thuật cột sống.
– Viêm hoặc chấn thương cấp: Vì kéo có thể làm nặng viêm hoặc cản trở quá trình lành
– Khớp tăng động hoặc không vững: Ví dụ như gãy xương trật khớp, hoặc phẫu thuật gần đây, hoặc do bệnh lý cũ, có thai (tăng relain), lỏng dây chằng bẩm sinh. Cần chú ý những bệnh nhân lỏng khớp C1-C2 do thoái hóa hoặc tổn thương dây chằng (như viêm khớp dạng thấp Hội chứng Down, Hội chứng Marfan)
– Triệu chứng lan ra ngoại biên: Cần ngưng kéo hoặc thay đổi ngay nếu kéo gây triệu chứng lan ra ngoại biên, chứng tỏ chức năng thần kinh kém hơn và chèn ép gia tăng
– Tăng huyết áp không kiểm soát
3.3. Các cẩn trọng sử dụng kéo cột sống
– Các bệnh lý cấu trúc ảnh hưởng đến xương cột sống.
Như khối u, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, sử dụng corticoid kéo dài. Trong những tình huống này, cột sống có thể không đủ mạnh để chịu lực kéo, và có thể gây tổn thương.
– Khi áp lực của đai kéo có thể gây nguy hiểm.
Như có thai, thoát vị rốn, bệnh nhân bị suy động mạch đùi. Vì đai ngực được sử dụng khi kéo lưng có thể hạn chế hô hấp, kéo thắt lưng cần cẩn trọng với bệnh nhân có bệnh lý tim phổi.
Kéo cổ cần cẩn trọng với bệnh nhân tổn thương mạch máu não, vì đai giữ cổ có thể cản trở tuần hoàn não nếu không đặt đúng.
– Mảnh vòng xơ bị tách rời
Trong thoát vị có mảnh rời, kéo cột sống không thể thay đổi vị trí của mảnh rời được nữa, do đó khó có thể cải thiện triệu chứng của bệnh nhân.
– Thoát vị trung tâm
Kéo có thể làm nặng triệu chứng do lồi đĩa đệm trung tâm, bởi vì khi đó, vận động của rễ thần kinh vào trong do kéo có thể làm tăng chèn ép của đĩa đệm lên rễ thần kinh (Hình vẽ).
Traction_page8_image3
– Khi đau nặng hết ngay khi kéo
Nếu đau nặng nề mất hẳn khi kéo, điều này có thể là do kéo đã làm tăng chèn ép rễ, làm chẹn dây thần kinh hoàn toàn.
– Người sợ bị buộc chặt hoặc rối loạn tâm lý với kéo
– Rối loạn tâm thần
3.4. Các cẩn trọng sử dụng kéo cột sống cổ
– Các bệnh lý khớp thái dương hàm: Nên sử dụng đai tạo áp lực chỉ ở vùng chẩm, không làm nặng lên bệnh lý thái dương hàm
– Răng giả: Bệnh nhân nên đặt răng giả đúng vị trí khi kéo cột sống cổ, tránh lệch trục ảnh hưởng khớp thái dương hàm.

  1. Tác dụng phụ của kéo cột sống

Mặc dù không có nghiên cứu hệ thống nào được thực hiện lên các tác dụng phụ của kéo cột sống, các báo cáo trường hợp gợi ý rằng các triệu chứng có thể gia tăng khi kéo thắt lưng vượt quá 50% trọng lượng cơ thể, hoặc khi kéo cổ vượt quá 50%  trọng lượng của đầu. Bởi vì tăng đau dội có thể xảy ra khi kéo lúc đầu với lực cao, khuyến cáo thông thường là nên giữ lực kéo thấp với lần điều trị đầu tiên và sau đó tăng dần cho đến khi đạt được hiệu quả tối đa.

  1. Các phương pháp kéo cột sống

5.1. Kéo dãn cơ học bằng dụng cụ
– Các loại dụng cụ:
+ Máy kéo chạy điện


+ Kéo bằng trọng lượng hoặc dụng cụ khác
Traction_page8_image4
– Các phương pháp: Kéo liên tục (tĩnh) hoặc kéo ngắt quãng (có thời gian giữ lực kéo tối đa/thời gian nghỉ với lực kéo thấp hơn, thường 50% lực kéo tối đa).
Kéo dãn tĩnh hữu ích với trường hợp viêm, các triệu chứng nặng hơn khi vận động, và các triệu chứng do lồi đĩa đệm. Kéo dãn ngắt quãng hữu ích với các triệu chứng do lồi đĩa đệm hoặc rối loạn chức năng khớp.
– Các thuận lợi của kéo cơ học

  • Kiểm soát tốt lực và thời gian, dễ tăng giảm
  • Khi đã thực hiện, không cần nhân viên y tế tiếp cận người bệnh suốt thời gian điều trị
  • Máy kéo chạy điện cho phép kéo tĩnh và kéo liên tục
  • Các dụng cụ kéo dãn tĩnh, như kéo cổ bằng trọng lượng, rẻ tiền và thuận tiện cho bệnh nhân sử dụng tại nhà

– Bất lợi của kéo cơ học

  • Dụng cụ kéo chạy điện đắt tiền
  • Tốn thời gian chuẩn bị
  • Không có sự tham gia hoặc kiểm soát của người bệnh
  • Một số bệnh nhân không chịu đựng được đai, nịt
  • Vận động một vùng rộng của cột sống thay vì các phân đoạn nhỏ, có thể gây tăng động ở các khớp bình thường hoặc tăng động.

Các thông số đề nghị cho kéo cột sống thắt lưng

Vùng cột sống và mục đích điều trị Lực Thời gian giữ/nghỉ (giây) Tổng thời gian kéo (phút)
Giai đoạn cấp/ buổi đầu 13-20 kg Tĩnh 5-10
Kéo tách khớp 22,5 kg đến 50% trọng lượng cơ thể (không nên quá 50% trọng lượng cơ thể) 15/15 20-30
Giảm co thắt cơ 25% trọng lượng cơ thể 5/5 20-30
Các vấn đề đĩa đệm hoặc kéo căng mô mềm 25% trọng lượng cơ thể 60/20 20-30

Các thông số đề nghị cho kéo cột sống cổ

Vùng cột sống và mục đích điều trị Lực Thời gian giữ/nghỉ (giây) Tổng thời gian kéo (phút)
Giai đoạn cấp/ban đầu 3-4 kg Tĩnh 5-10
Kéo tách khớp 9-13 kg; 7% trọng lượng cơ thể. Lực kéo không nên vượt quá 13,5 kg 15/15 20-30
Giảm co thắt cơ 5-7 kg 5/5 20-30
Các vấn đề đĩa đệm hoặc kéo căng mô mềm 5-7 kg 60/20 20-30

5.2. Tự kéo dãn: sử dụng trọng lượng của bệnh nhân, do người bệnh tự thực hiện. Người bệnh có thể sử dụng để kéo dãn vùng thắt lưng ở nhà, tuy nhiên lực kéo do trọng lượng thường không cao nên không hiệu quả khi tách mặt khớp là mục đich điều trị.
Traction_page8_image6
Traction_page8_image7
5.3. Kéo dãn bằng tư thế
Traction_page8_image5
Là đặt tư thế bệnh nhân tạo sức căng lên một bên của cột sống thắt lưng (Hình). Loại kéo dãn này kéo căng cột sống thắt lưng bằng cách áp dụng lực tải thấp kéo dài lên một bên cột sống, có thể hiệu quả để giảm co thắt cơ, kéo căng mô mềm và có thể áp dụng tại nhà.
5.4. Kéo dãn bằng tay (của kỹ thuật viên)
Traction_page8_image8
Traction_page8_image9
https://www.youtube.com/watch?v=ouoQd6PPJcI

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận