Vận động chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Chia sẻ tin này:

Vận động chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mô tả

Vận động chậm là sự chậm hoặc thiếu hụt vận động. Giảm động là suy giảm khả năng để khởi đầu vận động. Vận động chậm và giảm động có liên quan đến rối loạn hạch nền. Yếu thì không là biểu hiện điển hình chiếm ưu thế.

Nguyên nhân

Thường gặp

Bệnh Parkinson.

Thuốc – đối vận dopamine (ví dụ. haloperidol, metoclopramide).

Bệnh chất trắng lan tỏa (ví dụ. nhồi máu lỗ khuyết).

Ít gặp

Teo đa hệ thống.

Liệt trên nhân tiến triển.

Thoái hóa hạch nền-vỏ não.

Vòng vận động hạch nền và tổ chức somatotopi

Hình. Vòng vận động hạch nền và tổ chức somatotopic. GPe = bèo nhạt ngoài; GPi = bèo nhạt trong; STN = nhân dưới đồi.

Cơ chế

Cơ chế chính xác của vận động chậm không được biết. Đường dẫn truyền trực tiếp và gián tiếp là mô hình giả thuyết của tổ chức chức năng của hạch nền. Đường trực tiếp trực tiếp khởi phát và duy trì vận động, đường gián tiếp hoạt động để ức chế chuyển động không cần thiết. Nhìn chung, thoái hóa chất đen hoặc đối vận thụ thể dopamin làm ức chế con đường trực tiếp và tạo điều kiện cho con đường gián tiếp. Kết quả tạo ra mạng lưới ức chế tác động trên đường vỏ tháp và vận động chậm. Những biểu hiện có liên quan hội chứng Parkinson như run khi nghỉ, cứng khớp và tư thế mất cân bằng. Nguyên nhân của vận động chậm bao gồm:

Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson plus.

Đối vận dopamin.

Bệnh Parkinson và Hội chứng Parkinson plus

Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson plus (ví dụ. teo cơ đa hệ thống, liệt trên nhân tiến triển, thoái hóa hạch nền-vỏ não) là bệnh thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến hạch nền. Thoái hóa liềm đen làm thiếu hụt neuron hướng dopamin cung cấp cho bèo sẫm và làm mất cân bằng tương đối giữa con đường trực tiếp và gián tiếp.

Đối vận dopamin

Đối vận dopamin tác động đến trung ương làm khóa tác động của dopamin trên bèo sẫm. Khóa thụ thể dopamin ở bèo sẫm làm loạn chức năng con đường trực tiếp và gián tiếp.

Sinh bệnh học cổ điển trong hội chưng parkinson

Hình. Sinh bệnh học cổ điển trong hội chưng parkinson

A Vùng vỏ não vận động phóng những sợi trục hướng glutamat đến bèo sẫm, nó gửi tín hiệu hướng GABA (gamma-aminobutyric acid) tới GPi và SNr bằng 2 con đường: ‘đường trực tiếp’ đơn synap thần kinh hướng GABA (bèo sẫm–GPi) và ‘đường gián tiếp’ tam synap thần kinh (bèo sẫm–GPe– STN–GPi/SNr). Dopamine từ SNc kích thích neuron hạch nền trong con đường trực tiếp và ức chế nó trong con đường gíán tiếp. Hoạt hóa con đường trực tiếp làm giảm đốt cháy neuron ở GPi/SNr và tạo điều kiện cho vận động. Hoạt hóa con đường gián tiếp ức chế vận động. Ngoài ra STN còn được hoạt hóa bởi những tín hiệu kích thích từ vỏ não gọi là ‘đường siêu trực tiếp’ B Thiếu chức năng dopamin làm tăng hoạt động con đường gián tiếp và trên mức hoạt động của STN. Thiếu chức năng dopamin ngoài ra còn làm giảm hoạt động của con đườg gián tiếp. Đồng thời như thế làm tăng ức chế tin hiệu ra GPi/SNr của nhân VL của đồi thị và giảm hoạt động vận động của vỏ não và thân não. GPe = bèo nhạt ngoài; GPi = bèo nhạt trong; SNc = phần đặc của liềm đen; SNr = phần lưới của liềm đen; STN = nhân hạ đồi; VL = nhân trước bên, đồi thị.

Ý nghĩa

Trong một nghiên cứu, độ nhạy và độ đặc hiệu của vận động chậm trong chẩn đoán bệnh Parkinson (tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán Parkinson dựa trên khám nghiệm sau khi chết) tương ứng 90% và 3%.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận