Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Chia sẻ tin này:

Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mô tả

Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao) đặc trưng bởi sự nhấc cao hông và đầu gối rõ rệt để đưa chi dưới hoặc chi có bàn chân rủ trong khi lắc cẳng chân.

Nguyên nhân

Hay gặp

Bệnh một dây thần kinh, chèn ép thần kinh mác chung.

Bệnh rễ L5.

Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài (ví dụ: rượu, tiểu đường).

Ít gặp

Liệt thần kinh tọa.

Bệnh thần kinh ngoại biên di truyền (ví dụ: bệnh Marie–Charcot–Tooth).

Bệnh cơ (ví dụ: teo cơ vai – mác).

Dáng đi chân gà

Hình. Dáng đi chân gà

Giải phẫu thần kinh mác chung, mác nông và mác sâu

Hình. Giải phẫu thần kinh mác chung, mác nông và mác sâu

Cơ chế

Dáng đi chân gà có liên quan tới bàn chân rủ. Bàn chân rủ gây nên do yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân (ví dụ: cơ chày trước, cơ duối dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái). Nguyên nhân bao gồm:

Bệnh rễ L5.

Liệt thần kinh mác chung.

Liệt thần kinh tọa.

Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài.

Bệnh Charcot–Marie–Tooth.

Teo cơ vai – mác.

Bệnh rễ L5

Rễ thần kinh L5 chi phối nhóm cơ khoang trước cẳng chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh đĩa gian đốt sống hoặc lỗ ghép (ví dụ: viêm xương khớp). Các nguyên nhân khác gồm khối u, áp xe ngoài màng cứng và chấn thương. Các đặc điểm khác của bệnh rễ L5 gồm yếu cơ gấp bàn chân mặt mu và rối loạn cảm giác (ví dụ: đau, mất cảm giác) ở vùng da L5 (cạnh ngoài bàn chân).

Liệt thần kinh mác chung

Thần kinh mác chung chia thành hai nhánh là thần kinh mác sâu và thần kinh mác nông chi phối các cơ ở khoang trước và khoang ngoài cẳng chân tương ứng. Thần kinh mác chung dễ bị tổn thương trong chấn thương do ở nông ngay sát đầu xương mác. Nguyên nhân hay gặp liệt thần kinh mác chung gồm vết thương sắc nhọn hoặc đầu tù ở đầu xương mác và chèn ép thứ phát mạn tính do bất động. Đặc điểm khác gồm yếu cơ gấp bàn chân mặt mu (tức yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân), yếu cơ xoay bàn chân ra ngoài (yếu nhóm cơ khoang ngoài cẳng chân) và mất cảm giác bờ ngoài bàn chân (do rối loạn chức năng thần kinh bì bắp chân ngoài).

Liệt thần kinh tọa

Liệt thần kinh tọa dẫn đến các triệu chứng của rối loạn thần kinh mác chung (ví dụ: yếu cơ gấp bàn chân mặt mu và xoay bàn chân ra ngoài) và thần kinh chày (ví dụ: yếu cơ gấp bàn chân mặt lòng, giảm/mất phản xạ gân gót). Nguyên nhân hay gặp là gãy-trật khớp hông và vết thương xuyên vào vùng mông.

Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài

Nguyên nhân bao gồm đái tháo đường, rượu và bệnh thần kinh di truyền. Một phạm vi rộng lớn các bất thường chuyển hóa trong thần kinh ngoại biên dẫn tới thoái hóa axon bắt đầu từ đầu xa của thần kinh và dần dần tác động lên các đầu gần. Đặc điểm khác bao gồm dấu hiệu đi găng hoặc đi bốt tăng dần do thiếu vận động và cảm giá, yếu cơ ngọn chi, teo cơ, loạn dưỡng và mất phản xạ gân gót.

Bệnh Charcot–Marie–Tooth

Bệnh Charcot–Marie–Tooth (CMT) là một dạng bệnh thần kinh cảm giác và vận động di truyền dẫn đến teo cơ mác hai bên. Bệnh Charcot–Marie–Tooth là bệnh lý thần kinh di truyền hay gặp nhất.

Teo cơ vai – mác

Teo cơ vai – mác là một rối loạn cơ sơ cấp hiếm gặp ảnh hưởng đến nhóm cơ khoang trước cẳng chân.

Ý nghĩa

Dáng đi chân gà có liên quan đến bàn chân rủ.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận