Giải phẫu: Cơ vùng mông và đùi

Chia sẻ tin này:

Bài giảng lý thuyết môn Giải phẫu Đại học Y Hà Nội – Cơ vùng mông và vùng đùi
Cơ vùng mông có thể chia ra làm 2 loại:
– Loại cơ chậu hông mấu chuyển gồm cơ căng mạc đùi, 3 cơ mông (to, nhỡ, bé) và cơ hình lê hay cơ tháp. Đây là những cơ duỗi, dạng và xoay đùi.
– Loại cơ ụ ngồi mấu chuyển gồm cơ sinh đôi, cơ bịt trong, cơ bịt ngoài và cơ vuông đùi. Các cơ này có động tác chủ yếu là xoay ngoài đùi.
Các cơ vùng mông được xếp làm 3 lớp.
1. Lớp nông

Có hai cơ
– Cơ mông to (m. gluteus maximus) bám từ mào chậu, đường mông sau, mặt sau xương cùng và dây chằng cùng ụ ngồi tới bám vào ngành ngoài đường ráp của xương đùi. Tác dụng dạng và duỗi đùi.

1. Cơ mông to
2. Bó mạch, thần kinh mông trên
3. Thần kinh cơ bịt trong và sinh đôi trên
4. Thần kinh bì mông dưới
5. Thần kinh ngồi
6. Thần kinh đùi bì sau
7. Cơ vuông đùi
8. Cơ hình lê
9. Cơ mông bé
10. Cơ mông nhỡ

Hình 3.12. Cơ, mạch và thần kinh vùng mông – Cơ căng mạc đùi (m. tensorfascia latae) bám từ mào chậu, gai chậu trước trên xuống bám vào dải chậu chày. Tác dụng căng mạc đùi, gấp đùi duỗi cẳng chân.
* Dải chậu chày là một dải mô sợi nối giữa hai lá cân nông của cơ mông lớn, bao cơ căng cân đùi và liên tiếp với mạc đùi rồi xuống bám vào củ Gerdy và lồi cầu ngoài xương chày.
2. Lớp giữa

Có 1 cơ là cơ mông nhỡ (m. gluteus medius) từ 3/4 trước mào chậu,
đường mông giữa ở mặt ngoài xương cánh chậu đến mấu chuyển to xương
đùi. Tác dụng dạng đùi, bó trước gấp và xoay trong đùi, bó sau xoay ngoài
đùi. Ngoài ra còn nghiêng chậu hông.
3. Lớp sâu

Có 7 cơ lần lượt từ trên xuống dưới.
– Cơ mông nhỏ (m. gluteus minimus) bám từ đường mông trước ở mặt ngoài xương cánh chậu tới bờ trước mấu chuyển to xương đùi. Động tác như cơ mông nhỡ.
– Cơ hình lê (m. piriformis) hay cơ tháp: bám từ mặt trong xương cùng, qua khuyết mẻ hông to ra khu mông, tới hố ngón tay của đầu trên xương đùi. Cơ tháp là cơ dùng làm mốc để phân chia cơ, mạch, thần kinh vùng mông. Tác dụng xoay ngoài đùi.
– Cơ bịt trong (m. obturatorius internus) bám từ chu vi lỗ bịt và mặt trong màng bịt, qua khuyết mẻ hông to ra khu mông, rồi quặt lại bám vào hố ngón tay của đầu trên xương đùi. Động tác xoay ngoài đùi, duỗi và dạng đùi khi đùi ở tư thế gấp.
– Cơ sinh đôi trên (m. gemellus superior) và sinh đôi dưới (m. gemellus illferior), bám từ gai hông, khuyết ngồi bé, ụ ngồi rồi cả hai cơ sinh đôi này kết hợp chung với gân cơ bịt trong tới bám vào hố ngón tay xương đùi. Tác dụng như cơ bịt trong.
– Cơ bịt ngoài (m. obturatorius externus): bám từ vành ngoài lỗ bịt, màng bịt đi xuống dưới khớp hông, vòng qua cổ xương đùi tới bám vào hố ngón tay xương đùi. Động tác xoay ngoài đùi.
– Cơ vuông đùi (m. quadratus femoris) bám từ ụ ngồi, tới bám vào mào liên mấu của xương đùi. Tác dụng xoay đùi ra ngoài.
* Tóm lại: ở khu mông có 3 cơ mông và 6 cơ chậu hông mấu chuyển bám từ trong chậu hông, hầu hết đều tới bám vào mấu chuyển to xương đùi, có tác dụng chung làm dạng và xoay đùi ra ngoài.


 

Chia sẻ tin này:
3.2 5 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phương
Phương
2 năm trước

cám ơn vì những bài viết rất hữu ích