Giải phẫu: Thần kinh trụ

Chia sẻ tin này:

I. Nguyên uỷ:

Là nhánh tận tách ra từ bó trong của ĐÁM RỐI CÁNH TAY, giữa rễ trong Thần kinh giữa và Thần kinh bì cẳng tay trong.

II. Đường đi, liên quan, tận cùng:

Thần kinh trụ là một dây lớn của chi trên, đi từ nách xuống bàn tay.

1. Vùng nách:

– Chạy dọc phía trong Động mạch nách, ở trước khe giữa Động mạch và tĩnh mạch nách.

2. Vùng cánh tay:

– 1/3 trên: Thần kinh trụ nằm phía trong Động mạch cánh tay ở trong ống cánh tay.
– 1/3 giữa: Thần kinh trụ chọc qua vách gian cơ trong (cùng Động mạch bên trụ trên) để ra vùng cánh tay sau rồi đi thẳng xuống vùng khuỷu sau.

3. Vùng khuỷu:

– Thần kinh trụ nằm trong rãnh giữa mỏm trên lồi cầu trong và mỏm khuỷu.
– Lách giữa 2 đầu cơ gấp cổ tay trụ và theo cơ này đi vào vùng cẳng tay trước.

4. Vùng cẳng tay trước:

– Thần kinh trụ chạy dọc theo cơ gấp cổ tay trụ, giữa cơ gấp cổ tay trụ và cơ gấp các ngón nông, song song phía trong Động mạch trụ.
– Đường định hướng là đường nối mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay đến bờ ngoài xương đậu.

5. Vùng cổ tay:

– Thần kinh trụ chạy trước mạc hãm các gân gấp, ở phía ngoài xương đậu để xuống gan tay, tận cùng bằng 2 ngành nông và sâu.
gay-te-than-kinh-quay-yhocbandia

III. Nhánh bên:

1. Vùng nách và cánh tay: Thần kinh trụ không cho nhánh bên nào.
2. Vùng cẳng tay: Thần kinh trụ cho các nhánh sau:
* Các nhánh cơ: vận động cho cơ gấp cổ tay trụ và 2 bó trong cơ gấp sâu các ngón (ngón IV và V)than kinh tru
* Nhánh mu tay Thần kinh trụ:
– Tách ra ở 1/3 dưới cẳng tay, vòng ra sau qua gân cơ gấp cổ tay trụ, đi xuống mu tay phân ra các nhánh Thần kinh mu ngón tay.
– Cảm giác cho nửa trong mu tay và mặt mu 2 ngón rưỡi kể từ ngón út (trừ phần mu của đốt 2 – 3 nửa ngoài ngón nhẫn và ngón giữa do Thần kinh giữa cảm giác).
3. Vùng cổ tay:
– Thần kinh trụ cho 1 nhánh gan tay thần kinh trụ trước khi chia 2 nhánh tận.

IV. Nhánh tận:

1. Nhánh nông: đi trước các cơ mô út và chia ra
– 1 nhánh vận động cho cơ gan tay ngắn.
– 1 nhánh nối với Thần kinh giữa.
– 2 nhánh Thần kinh gan ngón tay: Thần kinh gan ngón tay riêng cho bờ trụ ngón út và Thần kinh gan ngón tay chung.
Nhánh Thần kinh gan ngón tay chung lại chia thành 2 Thần kinh gan ngón tay riêng cho 2 nửa ngón IV, V tương ứng để cảm giác cho nửa trong mặt gan tay của một ngón rưỡi kể từ ngón út.
2. Nhánh sâu:
Lách giữa các cơ mô út (cùng nhánh gan tay sâu của Động mạch trụ) rồi chọc qua mạc sâu gan tay, đi ngang ra ngoài theo cung Động mạch gan tay sâu, sát các xương đốt bàn tay. Nhánh sâu tách ra các nhánh vận động cho:
– Cơ ở ô mô út: cơ dạng ngón út, cơ gấp ngắn ngón út, cơ đối chiếu ngón út.
– Các cơ giun III, IV.

– Cơ khép ngón cái và bó sâu cơ gấp ngắn ngón cái.

V. Áp dụng:

Khi thần kinh trụ bị tổn thương, các cơ do Thần kinh trụ vận động bị liệt, mô út teo đét, ngón út và ngón nhẫn luôn ở tư thế đốt I bị duỗi, đốt II, III bị gấp (bàn tay vuốt trụ).

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận